Sức Hút Của... Dong Riềng

Mấy năm nay, cây dong riềng đã trở thành một loại hàng hóa nông sản mới và có sức hút với nông dân tỉnh Điện Biên.
Không chỉ ở các huyện sản xuất dong riềng truyền thống như Điện Biên, TP.Điện Biên Phủ, mà giờ đây cây trồng này còn phát triển mạnh ở những huyện khác như Điện Biên Đông, Mường Chà, Nậm Pồ… với diện tích hàng ngàn ha.
Ông Lò Văn Pâng - chủ cơ sở sản xuất dong riềng ở xã Nà Tấu, huyện Điện Biên cho biết: Khoảng 3-4 năm trở lại đây, diện tích và sản lượng cây dong riềng ở xã Nà Tấu này tăng gấp 10 lần so với những năm trước. Bán củ dong riềng tươi giúp nông dân cho thu nhập cao hơn 2 lần so với trồng ngô, sắn nên bà con rất ham.
Mặc dù năm 2013, giá sản phẩm này có xuống thấp nhất so với mấy năm trước thì thu nhập vẫn ở mức khá hơn cây ngô. Hàng chục cơ sở thu mua, chế biến củ dong cũng đã ra đời, tạo nhiều việc làm cho bà con dân tộc thiểu số. Còn theo ông Lò Văn Chồm - Chủ tịch UBND xã Nà Tấu, cây dong riềng đã thành cây mũi nhọn của nông dân Nà Tấu với diện tích hiện có trên 500ha.
Mấy năm trước được giá, bà con thu tới trên 30 tỷ đồng từ bán củ dong tươi nên ai nấy đều phấn khởi. Hy vọng năm 2014, giá cả củ dong và bột dong sẽ đạt khá, giúp bà con xóa nghèo, làm giàu.
Đang khiêng bao củ dong từ xe máy vào bàn cân, vợ chồng anh Vàng A Long-Giàng Thị Cở (bản Hua Dốm, xã Nà Tấu, huyện Điện Biên) vui vẻ cho hay: “Hơn 100 hộ trong bản nhà nào cũng trồng dong riềng. Thu hoạch xong là bán ngay, không lo bảo quản và chi phí phơi, sấy như trồng ngô, sắn.
Năm nay giá chỉ được bằng 1/3 so với năm trước nhưng vẫn hơn trồng sắn, trồng ngô nên không ai bỏ trồng củ dong cả”. Tuy nhiên, theo ông Lò Văn Pâng thì việc trồng và chế biến dong riềng ở Điện Biên hiện nay cũng có những yếu tố phải tính lại.
Đó là việc tăng cường tìm đầu ra cho sản phẩm bột dong; các cơ sở chế biến phải tính tới yếu tố bảo vệ môi trường, nguồn nước và tìm cách mở thêm những cơ sở chế biến sản phẩm của bột dong như làm miến, làm thức ăn gia súc, phân bón từ phụ phẩm bột dong…
“Có như vậy, cây dong riềng mới tiếp tục đứng vững và phát triển trên đất Điện Biên”-ông Pâng nói.
Có thể bạn quan tâm

Dự án khai thác tài nguyên bền vững vùng đồi dốc ở huyện Cẩm Thủy được Hội Khoa học thủy lợi Thanh Hóa thực hiện tại xã Cẩm Tâm từ năm 2010. Theo đó, dự án xây dựng 2 mô hình để thực hiện hỗ trợ, gồm: mô hình thu trữ nước mó và mô hình hạn chế lũ quét, bảo vệ môi trường.

Từ đầu năm đến tháng 10-2014, toàn xã đã đóng mới được 37 phương tiện, trong đó 8 phương tiện có công suất từ 48 đến 63 CV, 29 phương tiện có công suất từ 90 đến 550 CV và thành lập được 1 tổ dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển với 4 tàu từ 250 CV trở lên, chủ yếu khai thác các loại hải sản xuất khẩu có giá trị kinh tế cao ở tầm trung và khơi xa.

Theo chân cán bộ xã Thạch Quảng, chúng tôi đến thăm mô hình chăn nuôi dưới tán rừng của gia đình anh Bùi Văn Cự tại làng Thố. Không giấu nổi niềm vui khi đã chọn được con đường làm giàu đúng đắn, anh Cự nhiệt tình dẫn chúng tôi đi thăm những chuồng trại dưới đồi mía và keo.

Vài năm gần đây, nông dân Đắk Lắk và một số tỉnh bắt đầu “bén duyên” với ca cao, loại cây trồng được xem như “cú hích” thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình. Nguồn thu nhập từ ca cao không những giúp nhiều hộ đồng bào cải thiện cuộc sống mà còn giúp họ thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Thị trường Hoa Kỳ tăng 22,84% về khối lượng và tăng 36,58% về giá trị; Singapore tăng 55,5% về khối lượng và 95,14% về giá trị; Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất tăng 49,85% về khối lượng và tăng 79,4% về giá trị. Thị trường Ấn Độ tăng 97,0% về khối lượng và 2,3 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.