Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sống Khỏe Nhờ Dừa Mã Lai

Sống Khỏe Nhờ Dừa Mã Lai
Ngày đăng: 25/12/2013

Là một trong những người đầu tiên mang loại dừa xiêm Mã Lai về trồng tại vùng đất Lê Minh Xuân, anh Lê Minh Đức (sinh năm 1973, ngụ ấp 2, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP.HCM) hiện đang “sống khỏe” nhờ loại cây này.

Theo anh Đức, tại vùng đất Lê Minh Xuân này anh trồng nhiều loại cây từ lúa, mía đến cây hoa cảnh, nhưng hầu như chúng đều không mang lại hiệu quả kinh tế. Riêng đối với cây dừa, trước đây cũng có nhiều người trồng để bán, nhưng đó là loại dừa thường, trái to nhưng ít ngọt, giá cả thấp.

Vào năm 2008, từ gợi ý của người quen, anh Đức đã lặn lội xuống tận Tiền Giang tìm mua giống dừa xiêm Mã Lai về trồng thay thế các cây có giá trị kinh tế thấp. Ban đầu anh mua 120 cây giống trồng thử nghiệm trên diện tích đất 5.000m2, với tổng kinh phí trên 20 triệu đồng. Đến năm thứ 3, dừa bắt đầu cho thu hoạch. Khác với các loại dừa khác, loại dừa này mặc dù cây thấp nhưng cho trái quanh năm. Bất kể mùa mưa hay mùa khô thì nước dừa vẫn giữ được vị ngọt thanh đặc trưng, được thị trường rất ưa chuộng. Các thương lái tìm đến tận vườn mua dừa, bên cạnh đó nhiều người ở trung tâm thành phố cũng đặt hàng sản phẩm dừa của gia đình.

Nhờ được chăm sóc kỹ nên vườn dừa nhà anh Đức cho trái sum suê, cứ khoảng 20 ngày nhà anh lại hái một lần, với sản lượng trung bình 1.000 trái/đợt. Có lúc cao điểm sản lượng thu hoạch lên đến 1.800 trái/đợt. Với giá từ 6.000 – 7.000 đồng/trái, mỗi đợt gia đình anh thu nhập từ 6 – 7 triệu đồng.

Anh Đức cho biết trồng dừa không tốn nhiều công sức, ban đầu thì chịu khó bón phân, xịt thuốc, khi cây lớn rồi thì không cần phải chăm sóc nhiều. Chỉ một mình anh cũng có thể quán xuyến hết công việc và thậm chí còn dư thời gian để làm các công việc khác. Nhận thấy cây dừa mang lại hiệu quả kinh tế cao, anh đang mở rộng diện tích vườn để trồng thêm 50 cây nữa.

Bên cạnh việc phát triển vườn dừa của gia đình, anh Đức còn giới thiệu cho người thân, bạn bè chuyển đổi cây trồng kém giá trị kinh tế sang trồng dừa. Anh cũng nhiệt tình hướng dẫn kỹ thuật cho những hộ trồng dừa khác trong khu vực. Cũng chính vì vậy mà hiện nay tại xã Lê Minh Xuân phong trào trồng dừa xiêm Mã Lai đang phát triển mạnh.

Bên cạnh trồng dừa, anh Đức còn mở trang trại nuôi cá sấu và trồng mía. Anh được bầu chọn là nông dân kinh doanh sản xuất giỏi cấp huyện trong 3 năm trở lại đây.


Có thể bạn quan tâm

Người Dân Giảm Mua Thịt/trứng Gia Cầm Người Dân Giảm Mua Thịt/trứng Gia Cầm

Chỉ sau mấy ngày phương tiện thông tin đại chúng thông báo về việc dịch cúm gia cầm ở một số tỉnh ngoại thành sức tiêu thụ gia cầm tại các chợ TPHCM đã giảm mạnh.

22/02/2014
Ngân Hàng Thế Giới Đầu Tư 2 Dự Án Nuôi Tôm Công Nghiệp Ở Năm Căn Ngân Hàng Thế Giới Đầu Tư 2 Dự Án Nuôi Tôm Công Nghiệp Ở Năm Căn

Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD) do Ngân hàng Thế giới tài trợ đã quyết định đầu tư vào vùng chuyên nuôi tôm công nghiệp huyện Năm Căn (Cà Mau), thuộc 2 xã Lâm Hải và Hàm Rồng. Tổng diện tích trong dự án trên 370 ha, có 114 hộ tham gia.

19/03/2014
Hủy Bỏ Nhãn Hiệu Cà Phê Hủy Bỏ Nhãn Hiệu Cà Phê "Buon Ma Thuot" Bị Đăng Ký Độc Quyền Tại Trung Quốc

Cụ thể, phía Trung Quốc cho rằng, Buôn Ma Thuột là một địa danh ở Việt Nam, chỉ một nơi quan trọng để trồng cà phê, đã được dùng để đăng ký bảo hộ độc quyền chỉ dẫn địa lý cho hàng hóa tại Việt Nam.

22/02/2014
Tánh Linh (Bình Thuận) Mở Rộng Diện Tích Nuôi Thủy Sản Tánh Linh (Bình Thuận) Mở Rộng Diện Tích Nuôi Thủy Sản

Năm nay, huyện Tánh Linh (Bình Thuận) phấn đấu phát triển nuôi trồng thủy sản tăng lên 200 ha mặt nước, trong đó duy trì ao, bàu, vùng trũng hiện có 120 ha, cải tạo ao, bàu hoang hóa tại xã Gia An 40 ha, ổn định diện tích mặt nước nuôi lồng bè tại khu vực hồ Biển Lạc 40 ha.

19/03/2014
Bắp Cải 1.200 Đ/kg, Nông Dân Bỏ Phế Bắp Cải 1.200 Đ/kg, Nông Dân Bỏ Phế

Nhiều hộ trồng cải bắp ở các xã Thành Lợi, Tân Bình (Bình Tân - Vĩnh Long) lâm vào cảnh khó khăn khi hàng chục hecta đến thời kỳ thu hoạch nhưng giá chỉ từ 1.200- 1.500 đ/kg.

22/02/2014