Ngân Hàng Thế Giới Đầu Tư 2 Dự Án Nuôi Tôm Công Nghiệp Ở Năm Căn

Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD) do Ngân hàng Thế giới tài trợ đã quyết định đầu tư vào vùng chuyên nuôi tôm công nghiệp huyện Năm Căn (Cà Mau), thuộc 2 xã Lâm Hải và Hàm Rồng. Tổng diện tích trong dự án trên 370 ha, có 114 hộ tham gia.
Trong đó, xã Lâm Hải có 64 hộ tham gia với 230 ha, xã Hàm Rồng 50 hộ tham gia với hơn 140 ha. Dự án triển khai trong 3 năm, mỗi xã sẽ được đầu tư khoảng 5 tỷ đồng.
Trước mắt, sau khảo sát thực tế, dự án sẽ triển khai từng bước các hạng mục gồm: đầu tư hệ thống thuỷ lợi, giao thông khép kín và ao đầm, con giống, kỹ thuật nuôi tôm cho nông dân tham gia dự án.
Việc đầu tư đồng bộ hệ thống sản xuất sẽ bảo đảm sản xuất hiệu quả và sản phẩm đạt chất lượng theo yêu cầu, giảm thiểu rủi ro do tác động từ môi trường, thời tiết, thuỷ triều.
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, nhất là kể từ sau khi triển khai thực hiện Đề án tôm - lúa, diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến (QCCT) trong toàn tỉnh Cà Mau không ngừng tăng lên.

Nhiều ngày qua, nông dân xã Khánh An (huyện An Phú - An Giang) đứng ngồi không yên do rẫy bắp trồng các loại giống của Công ty Monsanto(Hoa Kỳ) cho năng xuất rất thấp, với diện tích trên 214 héc-ta, làm thiệt hại hàng trăm triệu đồng.

Theo kế hoạch thu mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo vụ hè thu 2013, đến hết ngày 31/7 là hạn chót nhưng lượng thu mua mới được khoảng 80 - 85%. Đây là lần đầu tiên chỉ tiêu thu mua đã không thực hiện như kế hoạch đề ra. Do đó, theo đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép kéo dài thời gian thu mua tạm trữ thóc, gạo vụ hè thu 2013 đến ngày 15/8 với mong muốn ổn định giá gạo vào thời điểm thu hoạch rộ ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Với 8.000 m2 đất vườn trồng vú sữa và bưởi, có lúc phải lao đao vì bệnh thối rễ do nấm bệnh tấn công, nhưng nông dân Võ Văn Bé Năm (Phú Quới, Phú Phong, Châu Thành, Tiền Giang) không chịu đầu hàng mà quyết tâm nghiên cứu tìm ra giải pháp hữu hiệu để chữa trị. Kết quả vườn cây ăn trái của anh đã được phục hồi và phát triển xanh tốt, mỗi năm mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Ngày 24-9, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang phối hợp Viện lúa ĐBSCL tổ chức hội thảo đánh giá giống lúa thích ứng biến đổi khí hậu tại ấp 3, xã Vị Đông, huyện Vị Thủy (Hậu Giang).