Sóc Trăng Giới Thiệu Một Số Giống Cỏ Trong Chăn Nuôi Bò Sữa

Ở Sóc Trăng khi đàn bò sữa ngày càng tăng thì nhu cầu cỏ làm thức ăn bò cũng ngày càng lớn hơn. Trong khi đồng cỏ tự nhiên ngày càng thu hẹp. Chính vì vậy vấn đề trồng cỏ trong chăn nuôi bò sữa là một giải pháp rất quan trọng.
Hiện nay chăn nuôi gia súc nhai lại trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng phát triển rất nhanh, đặc biệt là đàn bò sữa chiếm khoảng 4.700 con, do đó nhu cầu thức ăn xanh cung cấp cho chăn nuôi là rất lớn. Đặc biệt khi dự án phát triển đàn bò sữa toàn tỉnh lên 17.000 con năm 2020 và sản lượng sữa đạt 23.000 tấn thì nhu cầu cỏ cho chăn nuôi càng bức thiết hơn.
Thực tế cho thấy sự thiếu hụt cỏ trong chăn nuôi thường diễn ra vào những tháng khô hạn, nên đòi hỏi phải có lượng thức ăn dự trữ và phải chọn giống cỏ có năng suất và chất lượng cao mới có thể đáp ứng nhu cầu chăn nuôi gia súc trong tỉnh. Hiện nay ở Sóc Trăng có trồng một số giống cỏ cho năng suất và chất lượng cao như cỏ VA06, cỏ Voi, cỏ Sả và cỏ Nhật, bên cạnh đó Ban quản lý Dự án bò sữa Sóc Trăng đang triển khai trồng thử nghiệm các giống cỏ mới có sản lượng như: cỏ Stylo, cỏ Mulato, cỏ Mombasa guinea và cỏ Ruzi. Nhìn chung các giống cỏ phát triển rất tốt thích hợp với điều kiện khí hậu ở Sóc Trăng
Việc trồng cỏ có năng suất - chất lượng cao được xem như giải pháp hữu hiệu, vừa tạo ra nguồn thức ăn cho gia súc, vừa bảo vệ tốt môi trường, tăng độ phì nhiêu cho đất. Trồng cỏ có năng suất không phải là hướng đầu tư ngày một ngày hai mà đây là hướng lâu dài trong việc phát triển chăn nuôi gia súc nhai lại. Kỹ sư Văn Đông Du – Chuyên viên kỹ thuật – Trung tâm giống vật nuôi Sóc Trăng giới thiệu cùng bà con về đặc điểm của một số giống cỏ được trồng phổ biến trên địa bàn tỉnh:
Cỏ VA06: Năng suất cỏ năm đầu có thể đạt 652 tấn/ ha/ năm và từ năm thứ 2 trở lên năng suất có thể đạt 1025 tấn/ha/năm, cây cao khoảng 1.3 – 1.7m là cắt được, có thể cắt 5-6 lứa/ năm. Dinh dưỡng ở giai đoạn 45 ngày hàm lượng đạm thô chiếm 7,6%, trong cỏ khô hàm lượng vật chất khô 23,5%. VA06 có thể trồng nhiều loại đất kể cả đất chua, đất hơi kiềm, chịu được mặn và khô hạn, đọng nước. đất dốc, đất bằng, bờ ruộng.
Cỏ Voi (Pennisetum purpureum): Năng suất cỏ tươi đạt 120-300 tấn/ha/năm, trồng thâm canh và thu cắt kịp thời năng suất gấp đôi, thậm chí có thể đạt 400 tấn/ha/năm. Dinh dưỡng ở giai đoạn cỏ 45 ngày tuổi hàm lượng đạm thô 7,25%, Vật chất khô 24,0%. Có thể trồng nhiều loại đất kể cả đất chua, đất hơi kiềm, chịu được mặn và khô hạn, đọng nước. đất dốc, đất bằng, bờ ruộng.
Cỏ Sả (Pannicum maximum): Năng suất đạt 280-300 tấn/ha/năm, mỗi năm có thể cắt 8-10 lứa. Dinh dưỡng ở giai đoạn 30 tuần tuổi đạm thô đạt 12,46%, Vật chất khô 21,00%. Cỏ Sả có thể trồng nhiều loại đất kể cả đất chua, đất hơi kiềm, chịu được mặn và khô hạn, đọng nước, đất bằng, bờ ruộng.
Cỏ có thể cho bò ăn ở dạng tươi và để tăng tính ngon miệng thì bà con nên băm cỏ thành những đoạn nhỏ mới cho bò ăn, Tuy nhiên ở thời điểm cỏ dư thừa thì có thể dự trữ cỏ lại bằng biện pháp ủ chua. Thức ăn ủ chua này là để tạo nguồn thức ăn có dinh dưỡng cao: giàu đạm, đường, sinh tố... dễ tiêu hóa và cung cấp nhiều men vi sinh hữu ích cho bò.
Để ủ 100 kg cỏ có tỉ lệ nước trong thân khoảng 70-80% ta cần có 1 kg muối, 4 kg rỉ mật đường, 0,5 kg urê. Tất cả trộn lẫn với nhau và tưới lên từng lớp cỏ như quy trình hướng dẫn. Ủ chua thức ăn cho phép người chăn nuôi khắc phục được tình trạng thiếu thức ăn, tạo nguồn thức ăn ổn định quanh năm. Khi ủ chua, thức ăn được bảo quản lâu dài, chất dinh dưỡng bị tổn thất ít, thức ăn lại có thêm những tính chất mới như mùi thơm, vị chua nhẹ xen lẫn vị ngọt, hấp dẫn vật nuôi ăn nhiều hơn.
Có thể bạn quan tâm

Khoảng 1 tuần qua, nông dân tại nhiều xã như: Tam Phước, Tam Lộc, Tam Thành... bước vào thu hoạch rộ dưa hấu trên đồng. Những ngày đầu vụ, giá dưa hấu chỉ ở mức 1.000 - 1.500 đồng/kg khiến nông dân không khỏi bất an.

Chiều 29-6, ông Nguyễn Thanh Hùng - phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp - cho biết chỉ trong vụ hè thu năm nay, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã ký hợp đồng tiêu thụ lúa của các HTX và nông dân hơn 10.000ha, tương đương 650.000 tấn lúa hàng hóa.

Người nuôi tôm khu vực vùng hạ Cần Đước, Cần Giuộc, Tân Trụ, Châu Thành phấn khởi khi được biết kỳ họp thứ 11, HĐND tỉnh khóa VIII sắp diễn ra sẽ thông qua tờ trình về chính sách hỗ trợ đầu tư ao lắng trong nuôi tôm nước lợ trên địa bàn tỉnh Long An. Nếu chính sách hỗ trợ này được chấp thuận sẽ giúp người nuôi tôm có thêm điều kiện ổn định sản xuất, góp phần tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống gia đình.

Còn các dự án hoặc đầu tư mua sắm, lắp đặt dây chuyền máy móc, thiết bị, các dự án chế tạo máy thiết bị sản xuất nông nghiệp, Nhà nước sẽ cấp bù chênh lệch lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại với lãi suất tín dụng đầu tư của Nhà nước.

Thời gian qua, việc bảo quản sản phẩm thủy sản sau thu hoạch vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu dẫn đến tổn thất thủy sản khai thác sau thu hoạch còn nhiều.