Sóc Trăng Đầu Tư Hàng Trăm Tỷ Đồng Phát Triển Nghề Nuôi Trồng Thủy Sản

Tỉnh Sóc Trăng đã kiến nghị với Bộ NN-PTNT quan tâm đầu tư các dự án phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi tôm và đã được Bộ chấp thuận.
Theo đó, trong năm 2015, tỉnh sẽ được đầu tư các công trình như: Hệ thống thủy lợi có đường cấp thoát nước riêng biệt ở vùng chuyên canh tôm quy mô hơn 2.000 ha ở huyện Trần Đề; Cải tạo, nâng cấp hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản ở huyện Cù Lao Dung quy mô hơn 1.500 ha; Đầu tư cơ sở hạ tầng nuôi thủy sản ở thị xã Vĩnh Châu quy mô 8.000 ha. Tổng giá trị đầu tư ba dự án này khoảng 800 tỷ đồng.
Hàng năm, thiệt hại trên diện tích tôm nuôi của tỉnh Sóc Trăng vẫn còn lớn, có năm thiệt hại tới 70-80% diện tích thả nuôi. Năm 2013 dù là vụ nuôi tôm khá thành công của các hộ dân tỉnh Sóc Trăng, nhưng thiệt hại cũng chiếm trên 30%. Còn vụ tôm năm 2014, tuy mới qua nửa chặng đường, nhưng thiệt hại đã chiếm tới 36% diện tích thả nuôi.
Theo tỉnh Sóc Trăng, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thiệt hại lớn cho người nuôi thủy sản là do hệ thống thủy lợi chưa hoàn chỉnh, cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi thủy sản chưa đồng bộ, nguồn điện cung cấp phục vụ nuôi tôm thiếu cục bộ.
Có thể bạn quan tâm

TS. Đặng Kim Khôi, Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD), cho rằng chăn nuôi Việt Nam sẽ vẫn có “miếng đánh” riêng dựa vào đặc thù tiêu dùng của người Việt.

Đến thời điểm này dịch bệnh tai xanh đã lan rộng ra 3 huyện, thành phố của tỉnh Sóc Trăng, với số lợn mắc bệnh hơn 600 con; trong đó đã tiêu hủy gần 400 con.

Cuộc sống chất lượng không phải là có xe hơi, nhà lầu, tiền bạc rủng rỉnh mà là sự không lo âu.

Dự kiến trong tháng 11/2015, nhu cầu sử dụng phân bón bắt đầu tăng trở lại khi một số khu vực bước vào vụ ĐX.

Với năng suất cao hơn khoảng 0,2 tấn nhân/ha, giá cà phê thị trường hiện nay là 35 triệu đồng/tấn thì việc bón phân Phú Mỹ tăng thêm thu nhập được 7 triệu đồng/ha cho nông dân.