Phân bón Phú Mỹ giúp người trồng cà phê tăng thu nhập

Cty CP PB và Hóa chất Dầu khí Miền Trung (thành viên Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - PVFCCo) vừa phối hợp với TT Khuyến nông tỉnh Gia Lai, Cty TNHH MTV Iagrai tổ chức tổng kết mô hình sử dụng bộ sản phẩm phân bón Phú Mỹ trên cây cà phê niên vụ năm 2015 tại xã Iahrung, Iagrai, Gia Lai.
Dự hội thảo có đại diện PVFCCo cùng lãnh đạo các ban ngành địa phương cùng hơn 100 đại biểu là CBCNV nông trường Iagrai, nông dân sản xuất giỏi đến từ 3 xã, thị trấn thuộc huyện Iagrai.
Theo TTKN Gia Lai, mô hình được triển khai trên vườn cà phê tái canh diện tích 1 ha được bón bộ sản phẩm phân bón Phú Mỹ gồm: Đạm Phú Mỹ, NPK Phú Mỹ 16-16-8+13S+TE, NPK Phú mỹ 16-8-17+11S+TE và NPK Phú Mỹ 15-8-20.
Năm 2015, thời tiết tại Gia Lai có nhiều diễn biến phức tạp, hạn hán xảy ra trên diện rộng, mùa mưa không đủ nước tưới.
Tuy nhiên, việc sử dụng bộ sản phẩm phân bón Phú Mỹ có nhiều ưu điểm nên cây vẫn được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng nên quả rụng ít, nhân chắc hơn, cành dự trữ nhiều hơn so với vườn cà phê đối chứng.
Tham quan vườn cà phê cho năng suất cao nhờ bón phân Phú Mỹ
Như vậy, với năng suất cao hơn khoảng 0,2 tấn nhân/ha, giá cà phê thị trường hiện nay là 35 triệu đồng/tấn thì việc bón phân Phú Mỹ tăng thêm thu nhập được 7 triệu đồng/ha cho nông dân.
Nhờ thế, người dân hiện đang rất yên tâm tin dùng các sản phẩm phân bón Phú Mỹ.
Có thể bạn quan tâm

Cây lựu được trồng ở nhiều nước châu Á và châu Âu làm cây ăn quả, cây cảnh, cây thuốc. Theo Đông y, các bộ phận trên cây lựu như vỏ cây, hoa, quả..đều có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả.

Liên tiếp 3 năm qua người làm muối tỉnh Khánh Hoà bị mất mùa, mất giá thê thảm khiến cuộc sống của họ rơi vào hoàn cảnh hết sức khó khăn. Bước vào vụ sản xuất muối năm nay, tình hình cũng không mấy khả quan do thời tiết liên tục có mưa.

Tiền Giang đã ứng dụng có hiệu quả khoa học công nghệ để cải thiện chất lượng đàn bò theo hướng tăng nhanh đàn bò hướng thịt và bò cái lai sinh có nhiều ưu thế.

Tôm càng xanh là loài thủy sản không xa lạ với người dân Cà Mau. Từ khi chuyển dịch sản xuất từ trồng lúa sang nuôi tôm, nhiều nơi tôm chết kéo dài nên nông dân ngày càng ý thức hơn trong việc tìm các đối tượng nuôi thích hợp với sự biến đổi của môi trường. Và con tôm càng xanh là một đối tượng nuôi triển vọng trên vùng đất tôm - lúa của vùng nước lợ và ngọt hóa.

Nhiều người dân xã Kiến Bình, huyện Tân Thạnh (Long An) nuôi gà trống thiến mang lại hiệu quả kinh tế cao.