Siết Chặt Việc Sử Dụng Chất Cấm Trong Chăn Nuôi

Nhiều mẫu thịt lợn được kiểm nghiệm trên thị trường phát hiện dư lượng chất cấm và kháng sinh cao. Nguyên nhân ban đầu được xác định do người chăn nuôi đã tự ý cho những chất này vào thức ăn.
Theo báo cáo tại buổi giao ban công tác quản lý chất lượng và ATTP tháng 9 và triển khai kế hoạch tháng 10/2014 của Bộ NN&PTNT tổ chức sáng ngày (25/9), tình trạng thịt có dư lượng kháng sinh sulfadimidin vượt ngưỡng cho phép ở TPHCM có thể là do người dân đã tự ý trộn thêm vào thức ăn trong quá trình chăn nuôi.
Khi nhận được thông tin 43% mẫu thịt được kiểm nghiệm có hàm lượng kháng sinh sulfadimidin vượt ngưỡng giới hạn cho phép, Cục Thú y đã chỉ đạo cơ quan thú y vùng trực tiếp làm việc với các bên liên quan để xác minh thông tin.
Đồng thời, tổ chức họp bàn với Sở NN&PTNT TPHCM và 5 tỉnh liên quan tăng cường kiểm soát sử dụng kháng sinh, chất cấm trong chăn nuôi và giám sát dư lượng khánh sinh, chất cấm trong sản phẩm chăn nuôi.
Theo tổng kết về hiện trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi hiện nay của ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, nếu kiểm tra trong thành phẩm thức ăn thì ít phát hiện chất cấm và kháng sinh, vì phần lớn người chăn nuôi sử dụng các chất này bằng con đường phòng trị bệnh trực tiếp cho vật nuôi.
“Trong tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ NN&PTNT, có 18 loại kháng sinh cho sử dụng trong chăn nuôi thì không có sulfadimidin. Điều này chứng tỏ người dân đã sử dụng trong quá trình chăn nuôi, chứ không phải được trộn trong thức ăn chăn nuôi”, ông Dương nói rõ hơn.
Để đẩy mạnh việc kiểm soát chất lượng thức ăn chăn nuôi, Cục Chăn nuôi đã chỉ đạo 6 tỉnh, thành phố là Hà Nội, TPHCM, Thanh Hóa, Hưng Yên, Vĩnh Long và Đồng Nai thực hiện thí điểm nhiệm vụ kiểm soát trọng điểm chất lượng thức ăn chăn nuôi.
Theo đó, các địa phương tập trung kiểm tra chủ yếu các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, các cơ sở chăn nuôi tự trộn thức ăn và các cơ sở chăn nuôi tận dụng các nguồn thức ăn của bếp ăn tập thể, nhà hàng, khu công nghiệp.
Kết quả, tại Thanh Hóa, phát hiện 8,1 tấn thức ăn chăn nuôi có sử dụng chất cấm. Cơ quan chức năng đã xử lý phạt tiền 80 triệu đồng, đình chỉ hoạt động kinh doanh 1,5 tháng và tiêu hủy toàn bộ lô hàng 8,1 tấn thức ăn chăn nuôi vi phạm.
Tại Hưng Yên, tiến hành lấy 3 mẫu thức ăn và 8 mẫu thức ăn bổ sung để phân tích nhưng không có mẫu nào dương tính với chất cấm nhóm Beta agonist.
Hiện Cục Chăn nuôi đang xây dựng dự thảo thông tư về quản lý sử dụng kháng sinh trong thực ăn chăn nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Mô hình trồng bắp tràng (bắp thu trái non) do Trạm Khuyến nông huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) phối hợp với Công ty cổ phần rau quả thực phẩm An Giang (Antesco) triển khai thực hiện trên diện tích 504,5ha tại 2 xã Hội An Đông và Mỹ An Hưng A được đánh giá là cho hiệu quả rất cao so với trồng lúa.

Chúng tôi về ấp Vĩnh Thuận, xã Vĩnh Hanh (Châu Thành - An Giang), nơi hình thành nhiều tổ sản xuất đạt giá trị kinh tế trung bình trên 50 triệu đồng/ha nhờ nuôi lươn, giúp nhiều hộ dân giàu lên. Ông Nguyễn Văn So, tổ 9, ấp Vĩnh Thuận cho biết: Nuôi lươn đạt giá trị kinh tế cao gấp nhiều lần trồng lúa. Trước đây, với diện tích lúa, mỗi năm tôi chỉ canh tác được một mùa, mùa nước nổi ngồi nhìn nước ngập trắng đồng. Hoàn cảnh gia đình luôn túng quẫn, khó khăn.

Chính quyền TP.HCM sẽ tích cực kết nối cung cầu để tạo đầu ra cho sản phẩm nông sản VietGAP và đưa sản phẩm chất lượng, an toàn đến người tiêu dùng.

Với 3 mô hình VAC tiêu biểu cho từng vùng sinh thái như cải tạo vườn tạp và phát triển VAC miền núi; VAC hàng hoá ở các địa phương có nhiều cây ăn quả đặc sản; tiêu thụ sản phẩm ở những nơi cây ăn quả được trồng tập trung và thu nhập từ vườn là chính, dự án đã mang lại sức sống mới cho nhiều vùng đất khô cằn. Đã có 30 tỉnh - thành Hội với trên 1.000 hộ hội viên và nông dân được tham gia và hưởng lợi từ dự án.

Hiện nay, nông dân vùng Ðồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) đang tập trung xuống giống vụ lúa đông xuân 2013-2014. Theo đánh giá của các nhà khoa học Viện Lúa ÐBSCL, mực nước lũ năm 2013 không cao, tình trạng ngập lụt xảy ra chủ yếu do ảnh hưởng các đợt triều cường.