Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm gì với hàng chục ngàn tấn gạo mốc tại biên giới?

Làm gì với hàng chục ngàn tấn gạo mốc tại biên giới?
Ngày đăng: 07/07/2015

Hàng chục ngàn tấn gạo mốc đang nằm tại cửa khẩu Lào Cai. Đây là mồ hôi nước mắt bao năm tháng của bà con nông dân, là bao công sức của những công nhân vận chuyển, của anh em lái xe, và là biết bao tiền bạc của các doanh nghiệp.

Gạo đã mốc là có thể nhiễm các độc tố nấm (mycotoxin), trong đó có thể có không ít các độc tố nguy hiểm như Aflatoxin, Ochratoxin, Citrinin, Ergot Alkaloids, Patulin, fumo, nisins, Zearalenone...

Toàn thứ độc hại với người, gia súc, gia cầm. Chắc chắn sẽ không thể xuất khẩu được. Cũng không thể sử dụng được cho chăn nuôi, mặc dầu lượng tinh bột trong đó là vô cùng quý giá.

Vậy biện pháp nào để xử lý hàng ngàn tấn gạo mốc này. Chôn lấp thì bị đánh thuế môi trường, phải đào hố sâu rất tốn kém, đổ xuống sông sẽ gây ô nhiễm cho tôm cá rồi ảnh hưởng tiếp đến người...

Tôi đã suy nghĩ nhiều và kiến nghị chuyển toàn bộ số gạo mốc này thành cồn đốt. Có thể cho không hay bán lại giá rẻ cho các doanh nghiệp có thể sản xuất cồn (các nhà máy rượu để chuyển hóa thành cồn).

Nếu chứng minh là các độc tố nấm không bay hơi theo rượu hoặc đã bị phá hủy khi chưng cất thì có thể dùng làm cồn y tế. Về nguyên tắc là khó có thể tồn tại độc tố nấm trong sản phẩm đã chưng cất.

Vạn bất đắc dĩ nếu còn độc tố trong cồn thì ta chuyển thành cồn đốt khô. Đó là loại sản phẩm được làm khô bởi tinh bột biến tính như chúng ta vẫn thấy bán và sử dụng rộng rãi tại các nhà hàng bán món lẩu. Cần xử lý ngay vì để càng lâu mốc phá hại càng nặng nề. Mong các nhà doanh nghiệp và cơ quan có trách nhiệm vào cuộc càng sớm càng tốt.

Vấn đề quan trọng nữa là càng xem xét nghiêm chỉnh có nên xuất khẩu gạo nhiều nữa không khi đã biết toàn bộ kim ngạch xuất khẩu còn thấp hơn kim ngạch nhập ngô và đậu tương dành cho chăn nuôi. Càng xem xét lại chủ trương tự phát xuất khẩu không chính ngạch qua biên giới với gạo và các hoa quả khó có thể bảo quản lâu dài và không có hợp đồng chính thức.


Có thể bạn quan tâm

6 Tháng, Sản Lượng Thủy Sản Đạt Hơn 1.900 Tấn 6 Tháng, Sản Lượng Thủy Sản Đạt Hơn 1.900 Tấn

Sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2013 trên địa bàn tỉnh Lào Cai tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên sức tiêu thụ thủy sản gặp khó khăn, bởi giá bán thấp.

17/07/2013
Ngành Chăn Nuôi Cần Ngăn Ngừa Bùng Phát Dịch Bệnh Ngành Chăn Nuôi Cần Ngăn Ngừa Bùng Phát Dịch Bệnh

Đồng hành với việc chăn nuôi phát triển là dịch bệnh xuất hiện. Khoảng 1 thập niên qua, dịch bệnh trong chăn nuôi xuất hiện nhiều hơn, lan rộng và nhanh hơn, như cúm gia cầm, heo tai xanh, lở mồm long móng làm ngành chăn nuôi không ít lần lúng túng, người nuôi lao đao vì thiệt hại nặng nề.

18/07/2013
Vững Tin Giảm Nghèo Vững Tin Giảm Nghèo

Sau 10 năm (2003-2012) tham gia hoạt động ủy thác tín dụng ưu đãi với Ngân hàng CSXH, các cấp Hội Cựu chiến binh Việt Nam (CCBVN) đã góp phần giảm nghèo, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho hội viên.

18/07/2013
Cá Lồng Chết Hàng Loạt Ngay Đầu Mùa Lũ Cá Lồng Chết Hàng Loạt Ngay Đầu Mùa Lũ

Vào khoảng giữa tháng Sáu đến nay, tại 2 xã Phúc Sạn và Tân Mai thuộc vùng hồ sông Đà, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đã xảy ra hiện tượng cá nuôi trong lồng, bè bị chết hàng loạt.

18/07/2013
Tương Lai Nào Cho Bảo Hiểm Thủy Sản? Tương Lai Nào Cho Bảo Hiểm Thủy Sản?

Thực tế là, trong khi chưa có quốc gia nào trên thế giới thực hiện BH thủy sản thì tại ĐBSCL, Nhà nước đã thực hiện thí điểm thành công. Tuy nhiên, việc có tiếp tục được hết thời gian thí điểm hay không, có thể triển khai ra diện rộng hơn hay không... lại là một câu chuyện khác.

18/07/2013