Si Ma Cai (Lào Cai) mở rộng diện tích trồng cây tam thất lên gần 7,5 ha

Cây tam thất được người dân tự đầu tư trồng ở các xã: Sán Chải 0,9 ha, Nàn Sán 2,3 ha, Mản Thẩn 4,2 ha.
Từ cuối năm 2013, cây tam thất được người dân huyện Si Ma Cai đưa vào trồng, cây sinh trưởng và phát triển tốt, được đánh giá phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại địa phương.
Đến nay, Si Ma Cai đã có 2 hộ và 2 nhóm hộ tham gia trồng cây tam thất. Năm 2015, bằng nguồn vốn Nghị quyết 30a, huyện Si Ma Cai hỗ trợ một phần tiền giống (gần 200 triệu đồng) cho 2 nhóm hộ tham gia trồng cây tam thất tại xã Mản Thẩn, nhằm giúp người dân thử nghiệm mô hình, với mong muốn tạo ra vùng cây tam thất mang lại thu nhập cao, xóa đói, giảm nghèo.
Bên cạnh việc hỗ trợ giống, huyện Si Ma Cai đã cử cán bộ Trạm Khuyến nông, Trạm Bảo vệ thực vật trực tiếp tham gia hỗ trợ người dân kỹ thuật trồng, chăm sóc cây tam thất và sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật.
Có thể bạn quan tâm
Năm 2015, toàn huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) xuống giống được 59ha gừng, tập trung nhiều ở các xã Phương Bình, Hòa An, Kinh Cùng và Hiệp Hưng… đến nay đã thu hoạch khoảng 4,5ha. Sau khoảng thời gian dài giá gừng đứng ở mức cao trung bình từ 40.000 - 45.000 đồng/kg thì đến nay giá gừng chỉ còn 25.000 đồng/kg, giảm khoảng 20.000 đồng/kg.

Nhiều năm nay, rau củ an toàn là một vấn đề được rất nhiều người tiêu dùng cũng như các ngành, các cấp đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, hiện diện tích trồng rau an toàn trên địa bàn tỉnh Phú Yên còn rất hạn chế; người trồng rau chưa thực sự mặn mà đầu tư cho sản phẩm này.

Cách đây khoảng 5 năm, khi giá cao su tăng cao, nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Phước đổ xô chặt điều trồng cao su. Nay, nhiều nông dân lại chặt cao su trồng tiêu, điều… trong khi các loại cây công nghiệp lâu năm đầu tư chi phí nhiều, chắc gì đến khi thu hoạch sẽ không có một loại cây khác lên ngôi. Hiểu được quy luật đó, từ nhiều năm qua, nhiều nông dân vẫn thủy chung với cây điều, làm giàu từ trồng xen trong vườn điều.

Anh Trần Văn Hiệu, ở thôn Cổ Dương, xã Tiên Dương (huyện Đông Anh, TP Hà Nội) là chủ của một trang trại chăn nuôi gà với doanh thu gần 3 tỷ đồng/tháng do mạnh dạn đầu tư, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi.

Đó là ông Trần Văn Tường (60 tuổi, ở thôn Vĩnh Thuận, xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh). Sau hơn 2 năm “dám nghĩ dám làm”, mạnh dạn đưa con vịt trời từ đất Bắc về nuôi thử nghiệm đã thành công, mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm…