Hợp Tác Tiêu Thụ Sản Phẩm Nhãn Lồng

Thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, mùa nhãn năm nay, Ocean Mart tiếp tục là một trong các doanh nghiệp trực tiếp về vườn nhãn thu mua tận gốc của người nông dân và bán tận tay khách hàng.
Nhãn lồng Hưng Yên có 3 giống chính đầu dòng đã được tuyển chọn là Đường phèn, Hương Chi và Khoái Châu. Trong đó giống nhãn Hương Chi được nhiều nhà vườn ưa chuộng. Đây là giống nhãn ngon có nguồn gốc được trồng trong vườn nhà cụ Hương Chi ở phường Hồng Châu, thị xã Hưng Yên nên có tên gọi là nhãn Hương Chi, giống nhãn này cây thấp, cành xòe rộng, tán tròn xum xuê, lá xanh đậm nhỏ hơn nhãn lồng.
Đặc biệt, giống nhãn này ra rất nhiều đợt hoa, nếu gặp thời tiết không thuận lợi, đợt hoa đầu không đậu thì có đợt hai, đợt ba, do đó năng suất ổn định hơn các giống nhãn khác. Mỗi chùm quả nặng trung bình trên dưới 1 kg, chùm to có thể từ 2-3 kg, khi chín cùi dày, giòn, dễ bóc, sắc nước, hạt nhỏ, vỏ mỏng, mã quả đẹp.
Thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, mùa nhãn năm nay, Ocean Mart tiếp tục là một trong các doanh nghiệp trực tiếp về vườn nhãn thu mua tận gốc của người nông dân và bán tận tay khách hàng. Chỉ tính riêng hai ngày cuối tuần đầu tháng 8, Ocean Mart đã nhập về và tiêu thụ hơn 5 tấn nhãn Hương Chi. Do năng suất cao nên giá thành nhãn Hương Chi khá ổn định và cạnh tranh, chỉ từ 25.000 - 30.000 đồng/kg.
Với mục tiêu hợp tác lâu dài với bà con nông dân cũng như các hiệp hội làng nghề, đặc sản, Ocean Mart tiếp tục là cầu nối để hỗ trợ sản xuất cũng như xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm đặc trưng của các vùng miền. Sau vải thiều, nhãn Hương Chi sẽ là các đặc sản đến từ các vùng, miền khác nhau trên khắp cả nước.
Đây là hoạt động thiết thực của doanh nghiệp để mỗi sản vật của Việt Nam không chỉ đem lại lợi ích cho người tiêu dùng, mà còn mang lại thu nhập và sự ổn định cho người nông dân địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù mới được nhà vườn ở Lai Vung (Đồng Tháp) trồng vài năm gần đây nhưng diện tích quýt đường của huyện đang tăng đột biến và chưa có dấu hiệu dừng lại. Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện, diện tích quýt đường trên địa bàn hiện ước khoảng 1.200ha, trong khi cuối năm 2012 diện tích chưa tới 300ha.

30 năm đổi mới trong lĩnh vực xuất khẩu đã mang lại những kết quả bất ngờ. Riêng trong giai đoạn 2006 - 2015, khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), với những tác động từ cắt giảm thuế quan, mở rộng thị trường, dòng vốn FDI gia tăng dẫn đến việc tăng mạnh các sản phẩm công nghiệp chế biến, kích thích tăng trưởng xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu tăng trung bình hàng năm trên 17%.

Trong đó, ngoài việc hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, trung tâm cũng đã vận động, thông báo cho các doanh nghiệp tham gia các hội chợ, triển lãm được tổ chức ở trong và ngoài tỉnh.

Quá nửa đời gắn bó với nghề nông một nắng hai sương, lão nông Đinh Cương (thôn 1-xã An Phú-TP. Pleiku) vẫn chưa một ngày thôi trăn trở tìm cho mình một hướng đi mới, con đường mới với ước mong cuộc sống đỡ vất vả hơn. Cây dâu tây vốn không xa lạ với người dân Phố núi nhưng để trồng dâu tây thương phẩm thì gần như ông Cương mới là người đầu tiên dám nghĩ, dám làm…

Nhận định mùa Đông năm nay, thời tiết, khí hậu sẽ có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường với các hiện tượng như: sương muối, băng tuyết... gây khó khăn trong việc chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc. Nếu không chuẩn bị chu đáo có thể ảnh hưởng lớn đến việc phát triển chăn nuôi gia súc, gây thiệt hại nặng nhất là ở các xã vùng núi đá cao như Lũng Cú, Lũng Táo, Phố Bảng.