Hòa Thành (Tây Ninh) Thí Điểm Mô Hình Nuôi Cá Nàng Hai

Trạm khuyến nông huyện Hòa Thành (Tây Ninh) tổ chức thí điểm mô hình nuôi cá nàng hai cho 5 hộ chuyên nghề nuôi cá ở địa phương.
Cá nàng hai còn gọi là cá thác lác cườm, là một loại cá quý, có giá trị kinh tế cao. Để hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân nuôi loại cá này có hiệu quả, Trạm khuyến nông huyện Hòa Thành tổ chức thí điểm mô hình nuôi cá nàng hai cho 5 hộ chuyên nghề nuôi cá ở xã Long Thành Trung và xã Trường Hòa.
Sau khi được Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh đưa về 30.000 con cá nàng hai giống, kích thước dài 6 – 8 cm, Trạm Khuyến nông Hòa Thành đã chia đều cho các hộ nuôi. Mỗi hộ được cung cấp 6.000 con trên diện tích ao nuôi tối thiểu là 1.000m2.
Tất cả các hộ đều được tập huấn, hướng dẫn quy trình kỹ thuật nuôi cá nàng hai, từ khâu chuẩn bị ao nuôi, quản lý nguồn nước, thức ăn cho cá và chăm sóc, phòng ngừa dịch bệnh…
Trước khi thả cá, ao nuôi phải được cải tạo tuyệt đối đảm bảo không có cá tạp và chất lượng nguồn nước tốt, nồng độ PH trong ao khoảng 6-8. Mỗi hộ nuôi phải chuẩn bị vèo lưới để quản lý cá giống ít nhất trong vòng 1 tháng, sau đó mới thả ra ao.
Tham gia mô hình, các hộ nuôi được hỗ trợ 100% tiền con giống và 30% tiền thức ăn, thuốc phòng trừ dịch bệnh.
Cá nuôi khoảng 6 tháng có thể đạt trọng lượng 1/2kg/con và sau 1 năm đạt 1 kg/con. Cá nàng hai nuôi càng lâu thì hiệu quả kinh tế càng cao, lượng thức ăn sử dụng càng giảm và thịt càng thơm ngon.
Có thể bạn quan tâm

Do đặc điểm địa hình, đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có nhiều vùng trũng, chỉ cấy được một vụ lúa/năm nhưng năng suất bấp bênh, hay bị ngập úng, dẫn đến người nông dân thường bỏ ruộng.

Những năm gần đây, số lượng chim yến đến với Thanh Hóa ngày càng tăng, đã góp phần tạo ra một nghề mới - nghề nuôi chim yến lấy tổ của người dân ở những vùng ven biển của tỉnh.

Khoảng 10 năm trở lại đây, nhờ điều kiện thổ nhưỡng thích hợp, cây mãng cầu xiêm đã "bén duyên" và ngày càng phát triển mạnh ở huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang). Chính loại cây này góp phần lớn mang lại ấm no trên vùng đất cù lao đầy phèn - mặn này.

Hơn một tháng trở lại đây, giá heo hơi bán ra tại các gia trại trong tỉnh Đắk Lắk tăng cao. Điều này khiến nhiều hộ chăn nuôi rất phấn khởi vì nuôi heo đã có lãi. Trên đà đó, nhiều hộ đã mạnh dạn tái đàn, mở rộng quy mô chuồng trại…

Có địa hình trải dọc theo sông Chu, nhiều diện tích đất bãi phù hợp với cây ngô, trước đây bà con thường tận dụng để chăn nuôi trâu, bò theo kiểu truyền thống, phục vụ cày kéo.