Sẽ trồng thử nghiệm đại trà cây Siêu cao lương tại Quảng Ngãi

Sau nhiều năm trồng thử nghiệm tại nhiều nơi với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng khác nhau, hiện nay giống Siêu cao lương được Công ty SOL trồng đại trà tại một tỉnh phía Bắc, Đồng Nai, Tây Ninh. Công ty đã liên kết với hai doanh nghiệp là Vinamilk và THmilk trồng trên diện tích 250ha để làm thức ăn cho bò sữa.
Qua trồng khảo nghiệm tại Việt Nam, giống cây Siêu cao lương nhập từ Nhật Bản đã cho năng suất hơn hẳn so với các cây trồng truyền thống như mía, bắp... phục vụ tốt để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, sản xuất viên nén sinh học, đường và Ethanol. Hiện nay, Bộ NN&PTNT đã công nhận cây Siêu cao lương là giống cây trồng mới tại Việt Nam.
Tại Quảng Ngãi, doanh nghiệp đã trồng khảo nghiệm 5 giống cây Siêu cao lương tại Trạm khảo nghiệm và Hậu kiểm giống cây trồng Sơn Tịnh và Trung tâm giống mía Quảng Ngãi ở xã Hành Thiện (Nghĩa Hành).
Qua khảo nghiệm, giống Siêu cao lương VN1401 cho ưu thế vượt trội so với 4 giống cây Siêu cao lương còn lại, có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, sinh khối cao và khả năng tái sinh mạnh, ít nhiễm sâu bệnh, thời gian trổ bông sớm.
Từ kết quả khảo nghiệm trên, cho thấy giống Siêu cao lương VN1401 thích nghi trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Doanh nghiệp đang đề nghị Bộ NN&PTNT cho sản xuất thử đại trà tại Quảng Ngãi và một số tỉnh ở miền Trung, nơi có điều kiện tương tự với mục đích lợi dụng sinh khối cao phục vụ chăn nuôi trâu, bò.
Qua nghe ý kiến của doanh nghiệp và các địa phương, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND Lê Viết Chữ thống nhất sẽ chuyển một phần diện tích tại Nông trường 24.3 ở huyện Đức Phổ để thực hiện trồng thử nghiệm đại trà cây Siêu cao lương.
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Công ty phối hợp với Nông trường để bàn kế hoạch cụ thể. Trong quá trình triển khai trồng thí điểm, Công ty phải chịu trách nhiệm về đầu ra cho nông dân. Tỉnh sẵn sàng hỗ trợ nông dân nếu thu nhập từ cây Siêu cao lương thấp hơn các cây trồng hiện tại nông dân đang sản xuất.
Sở NN&PTNT tham mưu UBND tỉnh trong việc đề xuất các giải pháp và phối hợp với Công ty và các địa phương để thực hiện mô hình. Đồng thời, lập Dự án mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại 5 huyện Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ, Nghĩa Hành và Ba Tơ, mỗi huyện từ 25 - 30ha để trồng thử nghiệm cây Siêu cao lương.
Có thể bạn quan tâm

Ước tính, lợi nhuận của sản phẩm gỗ tại thị trường nội địa cao hơn xuất khẩu tới 10%, tuy nhiên hiện nay, đây vẫn là "khoảng trống" của ngành gỗ nước ta.

Gần 1 năm nay nhiều hộ nông dân ở TP. Buôn Ma Thuột đã nuôi thành công giống gà J-DABACO, thu lãi từ 30 đến 35 nghìn đồng/kg.

Trong không khí ngày Hội cây, trái ngon, an toàn lần thứ XI, năm 2011, ngày 04 tháng 6 năm 2011, UBND huyện Chợ Lách trang trọng tổ chức lễ đón nhận giấy chứng nhận GlobalGAP cho Tổ Liên kết sản xuất chôm chôm ấp Phụng Đức B, xã Phú Phụng, huyện Chợ Lách

Sau động thái giảm lãi suất cho vay của Ngân hàng Đầu tư phát triển (BIDV) cách đây không lâu, nhiều ngân hàng thương mại lớn cũng bắt đầu vào cuộc. Và mới đây nhất, từ 21/2, Ngân hàng Nông nghiệp-PTNT (Agribank) chính thức công bố mức lãi suất cho vay rất ưu đãi đối với khu vực “tam nông”

Từ khi Tam Phước (Phú Ninh - Quảng Nam) xây dựng nông thôn mới, nhiều mô hình kinh tế cho hiệu quả cao dần khẳng định vị thế. Trang trại heo của một người từng là cán bộ nông nghiệp xã là một trong những mô hình để bà con nông dân học hỏi.