Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Heo Chuyên Nghiệp Ở Quảng Nam

Nuôi Heo Chuyên Nghiệp Ở Quảng Nam
Ngày đăng: 26/05/2012

Từ khi Tam Phước (Phú Ninh - Quảng Nam) xây dựng nông thôn mới, nhiều mô hình kinh tế cho hiệu quả cao dần khẳng định vị thế. Trang trại heo của một người từng là cán bộ nông nghiệp xã là một trong những mô hình để bà con nông dân học hỏi.

Tam Phước sau 3 năm xây dựng nông thôn mới, bộ mặt đã đổi khác với những con đường bê tông phẳng lỳ, nhà cửa khang trang, nhiều doanh nghiệp, trang trại, xí nghiệp đã giải quyết việc làm, nâng cao đời sống người dân. Những mô hình cá thể, giải quyết việc làm cho dưới 10 lao động như trang trại nuôi heo giống và heo thịt của anh Đặng Xuân Hoài (thôn Phú Lai, xã Tam Phước) hoạt động hiệu quả, giải quyết việc làm và đảm bảo môi trường. Lời giới thiệu của ông Huỳnh Tấn Lực, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tam Phước khiến chúng tôi tò mò, muốn đến xem và được ông Lực đưa đến tận nơi.

Trang trại nuôi heo nhưng không nghe mùi hôi của chất thải là ấn tượng đầu tiên khi chúng tôi đến thăm. Ông Hoài đang cặm cụi cùng những lao động của mình và sinh viên thực tập chăm sóc đàn heo hàng trăm con mới được 10 ngày tuổi. Người đàn ông da ngăm đen, dáng vẻ chất phác chào chúng tôi bằng nụ cười hiền. Từng làm cán bộ trạm nông nghiệp ở huyện Đông Giang nhưng ông vẫn quyết định nghỉ việc để về quê với mơ ước làm giàu bằng chính cái nghề của mình. Ông Hoài kể: “Năm 1991, vợ chồng con cái đùm đề về lại quê cha để... làm nông dân. Nhiều người bảo tôi ngược đời, làm cán bộ không ưng lại đi làm nông dân. Nhưng tôi về là để làm một việc gì đó cho hợp với nghề của mình, hơn nữa con cái có điều kiện học hành ổn định. Mãi đến năm 2008, tôi mới dám thực hiện ước mơ ấp ủ đã lâu là mở trang trại nuôi heo. Tôi liền bắt tay vào làm thủ tục để xin đất mở trang trại heo giống, được sự thống nhất của chính quyền địa phương xã Tam Phước và huyện Phú Ninh, tôi được giao gần 2.000 m2 đất tại Gò Thôn (xã Tam Phước) để thực hiện dự án”.

Bắt đầu với nguồn vốn 200 triệu đồng tích cóp được, ông Hoài vay thêm 100 triệu đồng để đầu tư cho trang trại. Ông bắt đầu với 10 con heo giống. Sau một năm, 10 con heo giống cho ra lứa đầu tiên gần 250 con heo con, ông xuất bán lãi ròng khoảng gần 150 triệu đồng. Ông tiếp tục lấy số tiền lãi này mở rộng trang trại và mua thêm heo giống về nuôi. Cứ thế, những đàn heo liên tiếp ra đời và nâng tổng số vốn ông Hoài đầu tư cho trang trại trên 2,5 tỷ đồng. Là một cán bộ nông nghiệp nên kinh nghiệm ứng phó với dịch bệnh, phòng ngừa dịch bệnh cho heo được ông thực hiện rất tốt, tránh những thiệt hại không đáng có. Sau gần 5 năm hoạt động, trang trại của ông được đầu tư hiện đại hơn. Đặc biệt, để đảm bảo môi trường, ông đã đầu tư xây dựng hầm biogas trên 120 triệu đồng với đầy đủ hệ thống xử lý nước thải và khu ao bèo để lọc nước thải. 

Đây cũng là trang trại đầu tiên áp dụng các biện pháp xử lý nguồn nước thải bằng hệ thống hầm biogas hiện đại của xã Tam Phước. Ông Hoài nói: “Mỗi năm, trang trại heo thu lãi từ heo thịt và heo giống khoảng 300 triệu đồng. Trong năm đến, tôi sẽ làm hồ sơ xin huyện Phú Ninh cấp thêm đất để mở rộng trang trại đến 100 con heo giống đẻ, giải quyết thêm việc làm cho lao động địa phương”.

Ông Huỳnh Tấn Lực, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tam Phước cho biết, đây là mô hình đầu tiên phát triển mạnh nhất tại xã Tam Phước, ông Hoài đã dám nghĩ dám làm và làm tốt, biết cách đầu tư mở rộng nên đã thành công từ trang trại heo. Trang trại này không chỉ mang lại nguồn lợi lớn cho chính ông mà còn giải quyết việc làm thường xuyên cho 5 lao động địa phương. “Trang trại anh Hoài mỗi năm đều đón hàng chục sinh viên ngành chăn nuôi của trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Quảng Nam về thực tập. Thời gian tới, xã Tam Phước sẽ nhân rộng mô hình này cho nhân dân học hỏi” - ông Lực nói.

Có thể bạn quan tâm

Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp Chuyển Biến Mạnh Đồng Bằng Sông Cửu Long Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp Chuyển Biến Mạnh Đồng Bằng Sông Cửu Long

Đây là hội thảo đầu tiên trong khuôn khổ MDEC Sóc Trăng 2014, thu hút 700 đại biểu là các nhà khoa học, nhà quản lý từ các bộ, ngành Trung ương và địa phương tham dự.

06/11/2014
Xã Hoằng Châu (Thanh Hóa) Thả Nuôi 389 Ha Tôm Sú Vụ Xuân – Hè Xã Hoằng Châu (Thanh Hóa) Thả Nuôi 389 Ha Tôm Sú Vụ Xuân – Hè

Vụ nuôi tôm xuân – hè năm nay, xã Hoằng Châu (Hoằng Hóa - Thanh Hóa) có kế hoạch đưa vào thả nuôi khoảng 25 triệu con tôm sú trên diện tích 389 ha. Hiện nay, các chủ đồng đã đồng loạt thả tôm xuống đồng nuôi, theo kế hoạch, đến cuối tháng 4-2014, toàn xã sẽ hoàn thành việc thả tôm giống.

16/04/2014
“Nuôi Lươn Không Bùn” Coi Chừng Lỗ Nặng! “Nuôi Lươn Không Bùn” Coi Chừng Lỗ Nặng!

Nhiều nông dân ở huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã đầu tư hàng chục, thậm chí cả trăm triệu đồng để xây dựng chuồng trại nuôi lươn không bùn. Tuy nhiên, sau đợt nuôi đầu tiên chừng vài tháng, không ít người lao đao vì lỗ nặng, nợ tiền vay ngân hàng. Nhiều người bức xúc cho rằng: Mình đã bị lừa!

16/04/2014
Lợi Ích Và Rủi Ro Trong Nuôi Tôm Hùm Ở Miền Trung Lợi Ích Và Rủi Ro Trong Nuôi Tôm Hùm Ở Miền Trung

Tôm hùm, một loại hải đặc sản có giá trị kinh tế cao, đang được chú trọng trong nuôi trồng thủy sản, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, sản lượng hằng năm đạt 1.385 tấn, đem lại nguồn thu hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm cho người nuôi. Tuy nhiên, thời gian qua, nghề nuôi tôm hùm vẫn bộc lộ nhiều hạn chế: rủi ro cao, thiếu tính bền vững.

16/04/2014
Bùng Phát Dịch Tôm Đồng Mỹ Trung (Bình Định) Bùng Phát Dịch Tôm Đồng Mỹ Trung (Bình Định)

Vùng nuôi tôm Mỹ Trung, thuộc thôn Đông Điền, xã Phước Thắng (huyện Tuy Phước - Bình Định), có diện tích hơn 31 ha. Vụ nuôi tôm năm nay, người nuôi tôm ở đây mới thả tôm giống 12 ngày thì tôm bị dịch bệnh chết hàng loạt, đến nay lan rộng trên 23 ha.

16/04/2014