Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sản xuất vải, bao bì, thắt lưng… từ lá khóm

Sản xuất vải, bao bì, thắt lưng… từ lá khóm
Ngày đăng: 22/08/2015

Với đề tài “Tơ sợi thiên nhiên từ lá khóm”, 5 học sinh trường THPT An Lạc Thôn gồm: Lê Song Hồ, Trần Thanh Tú, Nguyễn Liêm Phúc, Ngô Tường Khánh, Mai Nguyễn Bảo Hân vừa đoạt giải nhất hội thi Sáng tạo Thanh thiếu niên nhi đồng Sóc Trăng 2015.

Thầy Nguyễn Ngọc Hải, giáo viên dạy môn Sinh học của trường, người hướng dẫn đề tài, kể:“Vào tháng 9-2014, khi tỉnh triển khai hội thi, trường đã phố biến cho học sinh. Ban đầu, các em đã nghiên cứu tơ sợi trên lục bình, xơ dừa, lác nhưng không hiệu quả do không có độ bền, mau đứt”. Sau một thời gian, nhóm đã dùng lá khóm để thử nghiệm.

“Sau khi thu hoạch khóm, nông dân bỏ lá rất nhiều. Vì vậy tụi em nghĩ đem lá khóm về nghiên cứu xem sao”-Bảo Hân nói. Lá khóm khi được thu gom đem về rửa sạch, dùng chày đập dập lá hay sử dụng vi sinh vật phân hủy thịt lá, rồi loại bỏ phần thịt lá, giữ lại các sợi tơ. Sau đó, đem các sợi tơ này ngâm qua dung dịch axit axetic đến khi nào thấy trắng và đem phơi nắng. Em Lê Song Hồ vui mừng: “Không ngờ sợi sau khi tách ra từ lá khóm chịu lực tốt, từ 6-8 Newton, tuy mỏng nhưng kéo ra rất khó đứt”. Vì vậy, theo lời thầy Hải, loại tơ sợi này có thể dùng dệt vải, làm thắt lưng, dây thừng, tóc giả…

Tơ sợi từ lá khóm có độ bền cao, chịu lực tốt nên có thể dùng làm bao bì, quần áo, thắt lưng

Ngoài việc dùng làm nguyên liệu cho các ngành trên, tơ sợi từ lá khóm có thể dệt thành vải, sản xuất ra bao bì thân thiện với môi trường.

Bà Vũ Thị Hiếu Đông, Giám đốc Sở Khoa học-Công nghệ tỉnh Sóc Trăng, nhận xét: “Tơ sợi từ lá khóm có tính ứng dụng rất cao vì có nguồn gốc từ thiên nhiên. Tuy nhiên, các em chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu, còn việc đưa nó vào thực tế cần sự đầu tư, khai thác của nhiều đơn vị khác. Hiện chúng tôi đang hướng dẫn trường đăng ký bảo hộ bản quyền”.


Có thể bạn quan tâm

Cầu nối cho doanh nghiệp thủy sản ĐBSCL Cầu nối cho doanh nghiệp thủy sản ĐBSCL

Bà Katharine Heather- Tổng Lãnh sự quán Australia vừa làm việc với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Cần Thơ, bàn về khả năng áp dụng công nghệ tiên tiến trong ngành đánh bắt, chế biến thủy, hải sản của Australia cho các doanh nghiệp (DN) ĐBSCL.

03/11/2015
Hiệu quả từ mô hình áp dụng chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ cá tra Hiệu quả từ mô hình áp dụng chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ cá tra

Trong khi nhiều hộ nuôi cá tra thua lỗ phải treo ao, ngừng nuôi thì gia đình ông Nguyễn Văn Phú ở ấp Hòa Khánh, xã Vĩnh Thới, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp vẫn “sống khỏe” với mô hình nuôi cá tra theo chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ.

03/11/2015
Cá chết hàng loạt không phải do vi rút gây ra Cá chết hàng loạt không phải do vi rút gây ra

Đó là báo cáo của Chi cục Thủy sản vào chiều ngày 28/10, tại kết quả xét nghiệm cá nuôi lồng tại xã Vĩnh Tân (Tuy Phong - Bình Thuận) bị chết hàng loạt thời gian qua.

03/11/2015
Tổng cục Thủy sản Bộ NN&PTNT khảo sát đánh giá hiện trạng tôm lúa 2 huyện Phước Long và Hồng Dân Tổng cục Thủy sản Bộ NN&PTNT khảo sát đánh giá hiện trạng tôm lúa 2 huyện Phước Long và Hồng Dân

Đoàn cán bộ nghiên cứu Tổng cục Thủy sản - Bộ NN& PTNT phối hợp với Chi cục Nuôi trồng thủy sản Bạc Liêu vừa tổ chức khảo sát, đánh giá hiện trạng mô hình sản xuất luân canh tôm - lúa tại địa bàn 2 huyện Phước Long và Hồng Dân.

03/11/2015
Ra mắt Tổ hợp tác nuôi trồng thủy sản Tà Dơ Ra mắt Tổ hợp tác nuôi trồng thủy sản Tà Dơ

Ngày 30.10, UBND xã Tân Thành (huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh) đã tổ chức ra mắt Tổ hợp tác nuôi trồng thủy sản ấp Tà Dơ với 11 tổ viên, vốn điều lệ là 4 tỷ đồng.

03/11/2015