Tổng kết mô hình phân viên NPK nhả chậm

Vụ mùa 2015, Trung tâm Khuyến nông Tuyên Quang phối hợp với Trạm Khuyến nông các huyện Yên Sơn, Hàm Yên thực hiện Dự án thử nghiệm bón phân viên NPK nhả chậm cho cây lúa với diện tích 2 ha tại 4 xã Lăng Quán, Thắng Quân (Yên Sơn); xã Thái Sơn, Thái Hòa (Hàm Yên) mỗi xã 0,5 ha.
Với phương pháp này, người nông dân đã giảm được đáng kể ngày công lao động, giảm hao hụt và tăng năng suất lúa.
Gia đình ông Nguyễn Công Đoàn thôn Làng Chùa, xã Thái Hòa có 10 sào lúa, các vụ trước đây nhiều lần phải bón lại phân do trời mưa và năng suất lúa thường đạt thấp.
Vụ mùa này, ông đăng ký tham gia sử dụng phân viên nén NPK nhả chậm cho lúa.
Theo tính toán của cán bộ kỹ thuật, mỗi vụ lúa người nông dân sẽ phải mất khoảng 200.000 đồng tiền phân bón cho 1 sào và phải mất ít nhất 3 lần bón thúc cho đến khi thu hoạch.
Trong khi đó, nếu thực hiện phương pháp bón phân viên nén NPK nhả chậm, chỉ cần bón 1 lần.
Qua theo dõi tại 4 xã thực hiện mô hình cho thấy ruộng lúa sử dụng phân viên nén NPK nhả chậm có nhiều ưu điểm nổi trội như: Đẻ nhánh khoẻ, tập trung, chịu sâu bệnh khá, năng suất tăng trên 20%; đồng thời giảm chi phí về giống so với phương pháp bón phân truyền thống...
Có thể bạn quan tâm

Theo Sở Công thương, UBND tỉnh đã quyết định và công nhận 7 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2014

Nghe tiếng xe máy, một người đàn ông dong dỏng cao bước ra khỏi lều bạt. Đó là ông Tân Hữu Đức, chủ của những thùng ong. Ông Đức năm nay 52 tuổi, nhưng có đến 30 năm theo nghề nuôi ong. Ông Đức bảo đã gắn bó với con ong từ rất sớm. Học xong lớp 12, ông không đi học nghề, mà rong ruổi theo đàn ong cùng ba mình.

Sau một thời gian trồng thử nghiệm tại khu vực thôn 1, với giống bắp lai VN8960 trên vùng đất pha cát ven suối tại khu vực này cho năng suất cao, chất lượng hạt bắp to và đều, kháng sâu bệnh và có khả năng thích ứng rộng và chịu hạn tốt.

Các chuyên gia cũng cảnh báo về loại hoá chất có thể được dùng bảo quản hoa quả có tên là 2,4D. Đây là thuốc diệt cỏ rất độc hại, có nguồn gốc từ Trung Quốc, một số nhà sản xuất vì lợi ích kinh doanh đã đưa vào trái cây với mục đích kích thích sinh trưởng và bảo quản được lâu hơn, giúp lớp bọc bên ngoài xanh mơn mởn, nhưng rất nguy hiểm tới sức khỏe người tiêu dùng.

Xã Minh Hợp (huyện Quỳ Hợp) là một trong những địa phương có diện tích cao su lớn nhất tỉnh, khoảng 500ha, trong đó diện tích khai thác là 300ha, tập trung chủ yếu ở các xóm như Minh Hòa, Minh Hợp, Minh Thành, Minh Thọ… Các năm trước, mủ cao su được giá nên nhà nào cũng phấn khởi mỗi khi đến kỳ cạo mủ nhưng năm nay thì ngược lại.