Sản Xuất Theo Hướng GAP, Đưa Sản Xuất Nông Nghiệp Theo Chiều Sâu

Năm 2013, toàn tỉnh Đồng Tháp đã thực hiện 6.600/200.000 ha diện tích canh tác lúa áp dụng theo hướng GAP, tập trung phần lớn trên các cánh đồng liên kết và hợp tác xã trồng lúa.
Trên cây ăn trái, bước đầu áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt theo hướng VietGAP và GlobalGAP trên một số cây chủ lực như: xoài, quýt hồng, nhãn, chanh với diện tích 100/25.000ha. Đặc biệt, đối với ngành hàng sản xuất cá tra có tổng diện tích ao nuôi 764ha đã áp dụng và đạt cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế như GlobalGAP, ASC, SQF, BMP... trên 234ha, đạt trên 30% tổng diện tích.
Theo đánh giá của ngành nông nghiệp, các sản phẩm ứng dụng GAP bước đầu đã được khách hàng trong và ngoài nước quan tâm. Đối với sản phẩm thủy sản, đã xuất sang 90 quốc gia và vùng lãnh thổ. Riêng sản phẩm xoài của Hợp tác xã xoài Mỹ Xương, Tổ hợp tác xoài Tân Thuận Tây (TP.Cao Lãnh) đạt tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP được cấp mã vùng xuất sang New Zealand. Theo đó, một số doanh nghiệp của Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc bắt đầu tiến đến liên kết và thu mua sản phẩm xoài Cao Lãnh...
Có thể bạn quan tâm

8 tháng đầu năm 2015, đã có gần 2.200 công trình biogas được xây, lắp mới tại tỉnh Phú Thọ.

Hiếm nơi nào có được rừng dẻ tự nhiên có tuổi đời ngót trăm năm như các xã vùng sâu, vùng xa của huyện Lục Nam (Bắc Giang).

Thanh long là cây có giá trị kinh tế cao, đầu ra thuận lợi, vừa tiêu thụ nội địa vừa xuất khẩu nên trong những năm gần đây diện tích cây trồng này phát triển nhanh.

Chiều sâm sẩm, tiếng kẻng sắt vang vọng khắp núi rừng Tam Đảo. Từ trên núi, từng đàn lợn rừng ước tính hàng trăm con lục tục kéo về một khu trang trại rộng gần chục ha.

Vừa qua, Tổ chức Tầm nhìn thế giới phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa tổ chức 2 lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi ngan cho 100 hộ nông dân ở xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa và xã Quảng Lợi, huyện Quảng Xương.