Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sắn Héo, Mía Khô Do Nắng Hạn

Sắn Héo, Mía Khô Do Nắng Hạn
Ngày đăng: 13/03/2014

Gần 4 tháng qua, trên địa bàn huyện Sông Hinh (Phú Yên) không có mưa, thời tiết hanh khô kéo dài đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Trong đó thiệt hại nặng nhất là các loại cây trồng cạn, đặc biệt là sắn và mía - 2 cây trồng chủ lực của huyện.

Theo Phòng NN-PTNT huyện, trên diện tích 4.500ha sắn đã thu hoạch, nông dân đã trồng mới được khoảng 2.200ha sắn. Tuy nhiên, do nắng hạn kéo dài nên diện tích sắn vừa trồng bị hư hại từ 50 đến 70%, cá biệt có những diện tích gần như mất trắng.

Có mặt tại rẫy sắn của ông Nguyễn Quốc ở thôn Đức Hòa, xã Đức Bình Đông, chúng tôi tận mắt chứng kiến thiệt hại do hạn hán gây ra. Được trồng từ tháng 11/2013, như các năm trước thì đến nay, sắn đã cao đến ngang ngực. Thế nhưng, do nắng hạn gay gắt nên đã có đến 70% hom giống bị khô; 30% hom giống còn lại tuy mọc được nhưng khằng lại không phát triển vì thiếu nước.

Ông Quốc cho biết, không chỉ gia đình ông bị thiệt hại mà hầu hết sắn mới của bà con trong thôn, trong xã đều cùng chung hoàn cảnh.

Đối với sắn đúng kỳ thu hoạch cũng bị thiệt hại không kém. Do hạn hán kéo dài nên hầu hết diện tích sắn trong chu kỳ (khoảng 5.300ha) đều rụng lá, cây sắn không phát triển nên năng suất thấp. Mặt khác, do lâu ngày không có mưa nên lớp đất mặt chai cứng, rất khó thu hoạch.

Vì vậy, chi phí thu hoạch sắn trong thời điểm này tăng cao và sản lượng cũng thất thoát lớn do sắn bị đứt khi nhổ. Nhiều diện tích sắn đã đến kỳ thu hoạch nhưng người dân chờ mưa mới thu hoạch được.

Còn về cây mía, ngoài diện tích đã thu hoạch, trên địa bàn Sông Hinh còn gần 2000ha mía đứng với sản lượng ước khoảng 114.000 tấn. Với mức thu mua của Công ty cổ phần Mía đường Tuy Hòa đối với địa bàn Sông Hinh là 2.200 tấn mía/ngày, thì sau 50 ngày nữa lượng mía của huyện mới thu hoạch xong.

Trong khi đó, hầu hết mía đã quá độ chín sẽ ảnh hưởng đến năng suất khi thu hoạch chậm và rất dễ xảy ra cháy. Ngoài ra còn khoảng 300ha mía tơ bị khô héo, cũng có nguy cơ mất trắng nếu không có mưa trong những ngày tới.

Theo Phòng NN-PTNT huyện, thiệt hại về sản xuất nông nghiệp do hạn hán trên địa bàn huyện tuy chưa thống kê đầy đủ nhưng khả năng là rất lớn. Ông Nguyễn Khắc Sự, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Sông Hinh cho biết: Huyện đang tiến hành triển khai rà soát mức độ thiệt hại trên toàn bộ cây trồng, vật nuôi; đồng thời đưa ra những giải pháp để giúp nông dân ổn định sản xuất.

Đối với diện tích cà phê, tiêu và một ít diện tích mía có nguồn nước, động viên người dân huy động phương tiện bơm tưới để chống hạn. Huyện cũng đang lập phương án hỗ trợ giống cho nông dân, đặc biệt là bà con các vùng dân tộc thiểu số để khắc phục thiệt hại, ổn định sản xuất và cuộc sống.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Nuôi Cá Trắm Đen Thương Phẩm Làm Chính Trong Ao Bằng Thức Ăn Viên Tổng Hợp Đạt Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Cá Trắm Đen Thương Phẩm Làm Chính Trong Ao Bằng Thức Ăn Viên Tổng Hợp Đạt Hiệu Quả

Theo các chủ hộ tham gia mô hình, cá phát triển rất tốt. Sau 6 tháng nuôi cá trắm đen đạt 1,1 kg/con, cá chép V1 đạt 1,3 kg/con, cá mè đạt 1,5 kg/con. Sau trừ chi phí đầu tư, mô hình thu lợi nhuận khoảng 20 triệu đồng/mô hình. Đây là mô hình nuôi có hiệu quả cao kinh tế cao và sẽ được nhân rộng trong thời gian tới.

24/11/2014
Hiệu Quả Mô Hình Đa Canh Hiệu Quả Mô Hình Đa Canh

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý. Chú trọng phát triển các mô hình sản xuất hiệu quả và đa dạng hóa các hoạt động sản xuất nông nghiệp đã giúp không ít nông dân ổn định cuộc sống, vươn lên làm giàu... Trong đó, mô hình sản xuất đa canh của nông dân Trần Minh Phúc (ấp Nhơn Lợi, xã Nhơn Mỹ, Chợ Mới) là một điển hình.

24/11/2014
Diện Tích Tôm Công Nghiệp Phát Triển Nhanh Nan Giải Bài Toán Hạ Tầng Diện Tích Tôm Công Nghiệp Phát Triển Nhanh Nan Giải Bài Toán Hạ Tầng

Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Thới Bình Nguyễn Hoàng Lâm cho biết, nuôi thuỷ sản vẫn là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện. Do đó, việc phát triển diện tích tôm công nghiệp trên địa bàn huyện hiện nay là một tín hiệu đáng mừng. Ðiều đó thể hiện sự chuyển biến tích cực trong cách thức tổ chức sản xuất của người dân. Tuy nhiên, điều đáng lo là hạ tầng phục vụ nghề nuôi không phát triển theo kịp sẽ kéo theo nhiều hệ luỵ.

24/11/2014
Tiền Giang Phát Triển Mạnh Nghề Sản Xuất Cá Rô Phi Giống Tiền Giang Phát Triển Mạnh Nghề Sản Xuất Cá Rô Phi Giống

Hiện nay, nghề sản xuất, ương nuôi cá rô phi giống trên địa bàn tỉnh phát triển khá mạnh. Trước xu thế đẩy mạnh nghề nuôi cá rô phi thương phẩm theo hướng không chỉ phục vụ cho người tiêu dùng nội địa, mà còn hướng tới thị trường xuất khẩu, chắc chắn nghề sản xuất cá rô phi giống sẽ tiếp tục được mở rộng.

24/11/2014
Mô Hình Nuôi Tôm Chân Trắng Kết Hợp Tôm Càng Xanh Trong Môi Trường Nước Ngọt Mô Hình Nuôi Tôm Chân Trắng Kết Hợp Tôm Càng Xanh Trong Môi Trường Nước Ngọt

Xã Phú Long, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre đã được quy hoạch là vùng ngọt hóa. Do các công trình thủy lợi chưa khép kín hoàn toàn nên còn ảnh hưởng xâm nhập mặn (khoảng tháng 4 - 6 hàng năm), độ mặn tối đa 8%o, nên một số người dân đào ao nuôi tôm nước lợ.

24/11/2014