Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thạch Rươl Giỏi Làm Ăn

Thạch Rươl Giỏi Làm Ăn
Ngày đăng: 13/03/2014

Nông dân Thạch Rươl ngụ ấp 5, xã Vĩnh Trung (Vị Thủy, Hậu Giang) nổi tiếng gần xa là người vừa có chí làm ăn lại vừa là người dễ mến.

Cũng nhờ vậy mà ông Rươl được đồng bào Khmer trong ấp tin cậy, có việc khó khăn là nhờ ông giúp đỡ… Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà rộng rãi và thoáng mát, ông Rươl bộc bạch: Ngày trước, gia đình ông cũng như phần lớn bà con ở đây còn khó khăn, làm đủ ăn là mừng.

Năm 2010, ông Rươl đã mạnh dạn vay tiền đầu tư xây 1 lò sấy lúa, không ngờ ngay vụ lúa đầu tiên đã mang lại hiệu quả cao, khách hàng đến sấy lúa rất nhiều, không chỉ bà con ở trong vùng mà các vùng lân cận đã đem lúa về lò của ông để sấy.

Ông Rươl kể: “Trước khi làm tui cũng đắn đo và đi xem ở nhiều nơi lắm, rồi tui quyết tâm vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Tui nghĩ có làm, có sai rồi mới có thành công được”. Ban đầu ông đầu tư xây 1 lò sấy với công suất 10 tấn, về sau ông mạnh dạn đầu tư thêm 1 lò sấy nữa với công suất 20 tấn. “Việc xây thêm lò sấy vừa để đáp ứng nhu cầu của bà con vừa giúp gia đình tui có thêm thu nhập từ việc mua lúa và đem sấy, rồi bán cho thương lái” - ông Rươl bộc bạch.

Hiện tại gia đình ông có 5ha trồng lúa, mỗi năm làm 3 vụ, ông Rươl cho hay: “Mỗi năm từ canh tác lúa gia đình tui cũng lãi được gần 200 triệu đồng. Riêng 6 tháng đầu năm, thu lãi từ canh tác lúa và làm lò sấy lúa cũng đạt khoảng 500 triệu đồng. Thu nhập gia đình tui nói chung là ổn định, con cái cũng được học hành đến nơi đến chốn, vợ chồng tui mừng lắm”.

Ngoài công việc đồng áng, rồi bận rộn với 2 lò sấy lúa là vậy, mà ông Rươl còn nằm trong ban quản trị chùa Khêmarappaphe (người dân hay gọi là chùa 14 ngàn). Ông Rươl kể: “Ở gần chùa cũng có mấy đứa thanh niên nó hay rong chơi rồi không có nghề nghiệp, tui cũng hay khuyên răn. Với tuổi trẻ mình phải uốn nắn từ từ, và phải có sự kề cận thân thiết thì mình nói lẽ phải họ mới nghe”.

Ông Lê Hoàng Nhân – Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Trung chia sẻ: “Ông Thạch Rươl là một nông dân dân tộc Khmer tiêu biểu, là hộ có đầu tư phát triển kinh tế ổn định và giải quyết việc làm cho khoảng 25 lao động tại địa phương. Đối với xóm làng, ông lúc nào cũng là một người được mọi người thương mến”.


Có thể bạn quan tâm

Vào TPP Người chăn nuôi quyết định sự thành bại Vào TPP Người chăn nuôi quyết định sự thành bại

Mười năm là khoảng thời gian không dài nhưng cũng không quá ngắn để chuẩn bị khi ngành chăn nuôi hội nhập, còn có đủ “sức” để theo kịp những gì TPP quy định hay không, câu hỏi này hoàn toàn phụ thuộc vào chính chúng ta.

30/10/2015
Phát triển mô hình nuôi ếch hệu quả nhưng chưa bền vững Phát triển mô hình nuôi ếch hệu quả nhưng chưa bền vững

Những năm gần đây, không ít hộ nông dân trên địa bàn xã Tân Hội Trung (huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) thoát nghèo và có thu nhập khá nhờ phát triển mô hình nuôi ếch.

01/11/2015
Lũ không về nông dân lo sốt vó Lũ không về nông dân lo sốt vó

Vụ ĐX 2015-2016 ở ĐBSCL dự báo chi phí SX sẽ tăng thêm khoảng 20 - 30% do không có lũ, đồng ruộng không được phù sa bồi đắp. Nhu cầu phân bón, thuốc BVTV tăng mạnh...

30/10/2015
Nuôi vịt an toàn sinh học Nuôi vịt an toàn sinh học

Mô hình chăn nuôi vịt an toàn sinh học đạt được “4 không”: không mùi hôi, không khí độc, không cần dọn chất thải và không dọn vệ sinh.

30/10/2015
Phát triển cá lồng bè trên biển Phát triển cá lồng bè trên biển

Nghề nuôi cá lồng bè trên biển tại Kiên Giang vẫn mang tính tự phát, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, chưa áp dụng khoa học kỹ thuật vào SX, chăm sóc quản lý sức khỏe cá...

30/10/2015