Sản xuất rau theo hướng an toàn Viet GAP vẫn gặp hạn chế về thị trường đầu ra

Huyện Chợ Mới diện tích 2.000 m2/02 nhà lưới; huyện Phú Tân đã đầu tư thêm 02 nhà lưới với diện tích 3.500 m2 ; thị xã Tân Châu 03 nhà lưới chuyên sản xuất cây giống diện tích 7.400 m2, thành phố Châu Đốc đạt 3.700 m2/05 nhà lưới và 01 nhà vòm/1.000 m2 .
Đồng thời, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nhân rộng 07/20 mô hình trồng rau trong nhà lưới (diện tích 500 m2) giá rẻ: 02 nhà lưới tại xã Kiến An, huyện Chợ Mới, 02 nhà lưới tại xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, 01 nhà lưới tại xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú; các mô hình còn lại đang làm đất và chuẩn bị xuống giống. Dự kiến kết thúc xây dựng tất cả các nhà lưới vào cuối tháng 5/2015 và tổ chức tổng kết vào tháng 6/2015.
Dự án “Xây dựng mô hình vườm ươm cây giống rau quy mô công nghiệp tại huyện Chợ Mới và An Phú” đạt kết quả khả quan trong thời gian qua, bình quân mỗi tháng sản xuất từ 400 – 20.000 cây, lợi nhuận đạt 3 triệu đồng/tháng.
Do đẩy mạnh phát triển sản xuất tiêu thụ rau an toàn nên diện tích sản xuất rau an toàn đạt 34,6 ha/118 hộ (Long Xuyên, Châu Đốc, Chợ Mới), cung cấp trung bình 1,1 – 1,5 tấn/ngày, chủ yếu cung cấp cho thương lái tại chỗ, siêu thị Co.opmart, Metro, chợ, điểm bán rau an toàn và bếp ăn tập thể.
Theo đánh giá của Sở Khoa học và Công nghệ, tuy đã phát triển nhân rộng mô hình trồng rau trong nhà lưới, nhà mùng giá rẻ trong thời gian qua nhưng số lượng vẫn chưa nhiều. Sản xuất rau theo hướng an toàn Viet GAP vẫn gặp hạn chế về thị trường đầu ra, chưa đầu tư nhãn hiệu, bao bì hay logo để chứng minh cho người tiêu dùng đây là sản phẩm rau an toàn, nên giá cả không khác biệt nhiều so với sản phẩm rau sản xuất theo phương thức truyền thống.
Có thể bạn quan tâm

Trung tâm khuyến nông tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã phối hợp với Công ty Bunge (Hoa Kỳ) thí điểm trồng cây đậu nành thay thế cây bắp tại xã Đá Bạc (H.Châu Đức). Đến thời điểm này, mô hình này đã mang lại hiệu quả bước đầu cho bà con nông dân trong xã.

Thời gian qua, huyện vùng cao Bác Ái được Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng nhiều công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp. Theo đó, một số thôn, xã nằm trong vùng dự án được di dời về nơi ở mới.

Ngày 11/9/2013, Tổng cục Thủy sản (Bộ NN và PTNT) đã gửi công văn đến Sở NN và PTNT các tỉnh, thành phố thực thuộc Trung ương ven biển đề nghị cảnh báo tới cơ sở nuôi tôm khi xuất bán tôm thương phẩm.

Cuối tuần qua, tại thị trấn Long Mỹ, Sở NN&PTNT tỉnh phối hợp với Công ty Bayer Việt Nam tổ chức ra mắt dự án chuỗi giá trị sản xuất lúa gạo tỉnh Hậu Giang thuộc cánh đồng mẫu của thị trấn Long Mỹ, huyện Long Mỹ.

Nhiều nông dân ở huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) chọn nuôi cá chình để phát triển kinh tế. Bởi cá chình dễ nuôi, ít bệnh, không đòi hỏi nhiều công chăm sóc và có thể tận dụng nguồn thức ăn có sẵn... Với giá từ 460.000 - 520.000 đồng/kg, cá chình trở thành loại thủy sản cho giá trị kinh tế cao, đặc biệt là đầu ra tương đối ổn định.