Rệp sáp bột hồng hại sắn giảm

TS Nguyễn Trọng Tùng, GĐ Sở cho biết, đầu tháng 4/2015, phát hiện rệp sáp bột hồng gây hại 0,7 ha sắn 3 tháng tuổi tại huyện Đồng Xuân.
Đến tháng 7/2015, rệp sáp bột hồng phát sinh gây hại cao nhất lên đến trên 315 ha ở hầu hết các địa phương trong tỉnh.
Để khống chế nguồn lây lan trên diện rộng, tháng 6/2015, Sở NN-PTNT tổ chức lễ phát động chiến dịch ra quân tiêu hủy rệp sáp bột hồng hại sắn.
Dịp này, Sở đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo UBND các xã có sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng gây hại nặng, phối hợp cùng Trạm BVTV khoanh vùng ổ dịch và tổ chức tiêu hủy theo quy trình.
Đồng thời vận động nhân dân không vận chuyển hom giống sắn từ khu vực đã bị nhiễm rệp sáp bột hồng đến các vùng khác làm giống trong vụ trồng mới.
Đến nay có 27/37 xã, thị trấn có rệp sáp bột hồng đã tổ chức lễ phát động chiến dịch ra quân tiêu hủy.
Đến tháng 10 chỉ còn 61 ha nhiễm nhẹ, tỉ lệ hại từ 0,1 - 15%, cao nhất tại huyện Tuy An (16 ha), thấp nhất là huyện Đồng Xuân (5 ha).
Có thể bạn quan tâm

Thời tiết nắng nóng kéo dài, hạn hán gay gắt đã ảnh hưởng lớn đến việc nuôi trồng thủy sản (NTTS), người dân cần cẩn trọng khi thả nuôi.

Tỉnh An Giang đã triển khai thực hiện các chuỗi liên kết trong sản xuất, chế biến cá tra phục vụ cho xuất khẩu, nhằm tháo gỡ khó khăn trong giải quyết nguồn vốn đầu tư vùng nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra. Dự án đầu tư chuỗi liên kết dọc cá tra Tafishco sản xuất - chế biến – xuất khẩu do công ty TNHH SXTM DV Thuận An (Tafishco) thực hiện đã mang lại kết quả tích cực.

Tháng 9-2014, bà Lê Thị Hồng (thôn Suối Khô, xã Phước Chính, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận) và một số người dân trong xã được tham gia lớp tập huấn trồng nấm do Dự án Hỗ trợ Tam nông tỉnh tổ chức. Sau khóa học, thấy được tính khả thi của loại cây này, bà Hồng đã “bắt tay” trồng nấm tại nhà.

Huyện Hoài Nhơn (Bình Định) có tổng đàn bò gần 25.000 con. Những năm gần đây, người dân trên địa bàn huyện đã tận dụng diện tích đất trồng lúa bị nhiễm phèn, nghèo dinh dưỡng, đất trồng hoa màu hiệu quả thấp, đất vườn, đất ven sông, ven lạch để trồng cỏ nuôi bò, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nấm Linh chi là loại nấm dược liệu, có giá trị phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu. Cùng với các loại nấm ăn, những năm gần đây nghề trồng nấm Linh chi phát triển khá mạnh ở tỉnh Ninh Bình, người dân đã đưa vào hàng nghìn tấn nguyên liệu sản xuất mỗi năm.