Liên kết phát triển ngành hàng xoài

Đồng Tháp là tỉnh có diện tích trồng xoài lớn nhất ĐBSCL với hơn 9.000 ha, sản lượng xoài mỗi năm trên 75.000 tấn.
Riêng hai huyện Cao Lãnh và TP Cao Lãnh được xem là “thủ phủ” xoài với diện tích gần 6.000 ha.
Xoài là một trong những ngành hàng chủ lực để TCCNN.
Theo báo cáo của ngành nông nghiệp, sau một năm tái cơ cấu ngành hàng này, tỉnh đã xây dựng mô hình canh tác xoài an toàn, mô hình SX xoài rải vụ với tổng diện tích 50 ha, hỗ trợ 40% chi phí bao trái xoài cho 100 ha, qua đó tiết kiệm 6 - 8 lần phun xịt thuốc BVTV với giá trị 5,6 triệu đồng/ha.
Bên cạnh đó, việc kết nối các DN trong và ngoài nước đến khảo sát, nghiên cứu và hợp tác tiêu thụ xoài đang được ngành quan tâm thực hiện.
Tuy nhiên kết quả trên cho thấy, ngành hàng xoài hiện chưa có sự chuyển biến tích cực, nhất là việc tổ chức lại SX, tăng quy mô và liên kết tiêu thụ.
Vì vậy cần đòi hỏi phải “khơi thông” điểm nghẽn này.
Ông Phan Quốc Nam, GĐ kinh doanh Cty TNHH Long Uyên – chuyên XK các loại nông sản trái cây đông lạnh, đặc biệt là xoài ở Đồng Tháp cho biết, Cty đã có 6 năm mua xoài xuất sang thị trường các nước phát triển, riêng giống xoài Cát Chu được người tiêu dùng trên thế giới rất ưa chuộng.
Theo ông Nam, việc XK xoài hiện nay có 2 dạng, đó là XK theo dạng trái tươi và “xoài công ty” nghĩa là xoài không cần mẫu mã đẹp và được chế biến trước khi XK.
Lượng xoài xuất tươi đòi hỏi chất lượng rất cao, phải đảm bảo dư lượng thuốc BVTV.
Đối với một số thị trường, xoài qua chế biến không cần phải SX theo tiêu chuẩn VietGAP hay GlobalGAP, chỉ cần đảm bảo được SX theo tiêu chuẩn an toàn, sử dụng và cách ly thuốc BVTV đúng quy trình.
Thời gian qua, Cty Long Uyên đã xây dựng vùng nguyên liệu tại Đồng Tháp thông qua phối hợp với nhà vườn SX đúng quy trình, nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng.
Tuy nhiên, độ rủi ro rất lớn, sản lượng ít, không đáp ứng nhu cầu.
Qua nhiều năm thu mua xoài, bà Nguyễn Thị Thạnh, chủ vựa xoài Ba Bình (huyện Cao Lãnh) cho rằng, việc xoài đạt loại 1, 2 tuỳ thuộc vào quá trình chăm sóc của nhà vườn.
Hiện nay, nhiều nhà vườn vẫn chưa làm tốt nên tỷ lệ trái nhỏ nhiều, không đạt yêu cầu, dẫn đến giá thấp.
"Nếu nhà vườn đoàn kết lại, cùng nhau làm ra những trái đẹp, ngon, chất lượng thì việc tiêu thụ xoài sẽ không khó", ông Bá khẳng định.
Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ xoài bao trái hiện cũng đang gặp khó, trái phải đạt trọng lượng từ 350 gram trở lên.
Nếu xoài bao trái có trọng lượng nhỏ thì giá mua cũng chỉ bằng giá xoài không bao trái.
Về vùng xoài khá nổi tiếng xã Mỹ Xương (huyện Cao Lãnh), ông Đoàn Thanh Hiền, nhà vườn trồng xoài hơn 30 năm cho biết, nhiều năm nay cây xoài không phát triển mạnh là do nông dân SX theo hướng an toàn, không liên kết để có sản lượng lớn nên không thể hợp đồng tiêu thụ với DN.
Bản thân ông đã từng đầu tư chi phí trồng xoài đạt tiêu chuẩn GlobalGAP nhưng số lượng quá ít nên DN không thể mua để XK và đành bán sản phẩm bằng giá xoài thông thường khác.
Ông cho rằng, chỉ có liên kết lại với nhau, làm ra những trái đạt chất lượng thì mới mong đưa xoài XK ra thế giới, có như vậy giá bán mới cao và thu nhập của người trồng mới tăng lên được.
Ông Huỳnh Thanh Bá, Phó GĐ HTX Xoài Mỹ Xương cho biết, nhà vườn có nhược điểm là chưa mạnh dạn ký kết hợp đồng tiêu thụ với DN thu mua xoài, trong khi đó chính quyền và HTX rất quan tâm và tạo cầu nối để DN và nhà vườn liên kết với nhau.
Ông Bá cho biết thêm, kể từ đầu tháng 10/2015 có 2 Cty của Nhật sang đặt hàng mỗi ngày khoảng 10 tấn xoài, thống nhất giá trước 6 tháng.
Tuy nhiên, khó khăn trước mắt đó là thói quen bán xoài cả vườn của nông dân, trong khi DN chỉ chọn xoài có mẫu mã đẹp.
Có thể bạn quan tâm

Theo Bộ NNPTNT, Hải Dương và Tây Ninh là 2 tỉnh có diện tích đất nông nghiệp giảm mạnh.

Tại Kiên Giang, lúa Hè thu đang vào vụ thu hoạch ở một số huyện: Tân Hiệp, Giồng Riềng..., nhưng nông dân không vui vì giá lúa xuống thấp, năng suất Hè thu không cao, dịch bệnh nhiều, hiếm thương lái thu mua. Bên cạnh đó, lúa chất lượng cao từ vụ Đông xuân đến nay còn tồn đọng vì không được giá khiến nông dân đã khó lại chồng thêm khó

Ếch là loài lưỡng cư: “Lưỡng” là 2, còn “cư” là nơi ở. Có nghĩa là, ếch vừa ở dưới nước, vừa ở trên cạn. Trong thực tế, ếch ở trên cạn nhiều hơn. Để nuôi ếch, bà con phải xây dựng các khu nuôi. Nếu là ao thì xung quanh ao phải xây tường cao để ếch không nhảy ra

Ngày 23/2, tại Vĩnh Long, ông Phan Anh Vũ, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long đã trao Giấy chứng nhận GlobalGAP của Tổ chức quốc tế Bureau Veritas cho trại nuôi cá tra 10 ha của Công ty Biofeed tại ấp Đông Hậu, xã Ngãi Tứ, huyện Tam Bình. Đây là trại nuôi cá tra đầu tiên của tỉnh được chứng nhận thực hành nuôi cá tra tốt toàn cầu.

Những ngày này, dọc tuyến Quốc lộ 14B, đoạn qua các xã Đại Hồng, Đại Sơn, Đại Lãnh (thuộc huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) luôn tấp nập cảnh người dân thu hoạch và mua bán dứa. Hàng trăm chiếc "xe trâu” chở dứa từ rẫy về tập kết tại nhiều điểm ven đường.