Sản Xuất Rau Chứng Nhận VietGAP Hiệu Quả Bền Vững

Trung tâm Khuyến nông Tiền Giang vừa tổ chức Tổng kết đánh giá Dự án "Sản xuất rau chứng nhận VietGAP" ở huyện Châu Thành và huyện Gò Công Đông.
Năm 2014, dự án được triển khai thực hiện ở xã Long An và Thân Cửu Nghĩa (huyện Châu Thành), xã Long Hòa (thị xã Gò Công) và xã Bình Nghị, Tân Đông (huyện Gò Công Đông) với quy mô 55ha/3 huyện/188 hộ tham gia. Nông dân tham gia mô hình được hỗ trợ 100% giống, một phần vật tư chính và được cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông hỗ trợ kỹ thuật trong suốt vụ sản xuất, tổng kết, đánh giá hiệu quả mô hình.
Qua vụ sản xuất, nông hộ thu hoạch cải các loại năng suất đạt 18 - 20 tấn/ha, lợi nhuận 30 - 70 triệu/ha, nông dân đã biết ghi chép nhật ký sản xuất. Các hộ tham gia mô hình được Công ty TNHH công nghệ Nho Nho cấp giấy chứng nhận đạt VietGAP.
Ngoài mục tiêu về kinh tế, các mô hình còn mang lại những giá trị về xã hội, môi trường như đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, sức khoẻ cho người tiêu dùng. Đây là mô hình đã nâng cao nhận thức của người dân trong việc sản xuất theo phương thức mới, tiên tiến, truy nguyên nguồn gốc sản phẩm, vừa nâng cao được giá trị sản phẩm hàng hóa, vừa tạo cơ hội cho nông dân trong việc liên kết tiêu thụ sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 8-8, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thuận Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện và định hướng nhân rộng các mô hình vào sản xuất nông nghiệp.

Ông Huỳnh Văn Vẹn ở xã Vĩnh Hội Đông An Phú (An Giang) cho biết, đầu mùa lũ, đáy dính cá linh non ít, bình quân mỗi ngày chỉ khoảng 5 - 10 kg.

Trái với sự sôi động, náo nhiệt tại khu vực phía Nam, ngành thủy sản miền Bắc hơn một thập kỷ qua vẫn chỉ dậm chân tại chỗ. Ngoài đặc thù địa lí, khí hậu, tập quán thì nguyên nhân chính khiến thủy sản miền Bắc èo uột như hiện tại là do hệ thống nghiên cứu và SX giống quá yếu, lem nhem.

Ông Đặng Văn Mạnh, Phó chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Phú Yên cho biết, sau khi Viện Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) tiến hành lấy mẫu giám định hiện tượng lúa bị bệnh vàng lá ở huyện Đông Hòa bằng phương pháp RT-PCR, xác định đó là bệnh vàng lá tungro. Tác nhân môi giới truyền bệnh là rầy xanh đuôi đen.

Mít siêu sớm có nguồn gốc từ Thái Lan, mới được du nhập vào các tỉnh Đồng Bằng Sông Cứu Long một số năm gần đây nhưng đã thu hút được sự chú ý của rất nhiều nhà vườn và người tiêu dùng vì có nhiều ưu điểm mà giống mít bình thường không có được: Dễ trồng, ít sâu bệnh, chi phí phân, thuốc thấp, năng suất, lợi nhuận cao, một cây mít ở độ tuổi 2 năm trở lên cho thu hoạch bình quân 100kg trái/năm.