Tác Nhân Gây Bệnh Vàng Lá Trên Cây Lúa Là Rầy Xanh Đuôi Đen

Ông Đặng Văn Mạnh, Phó chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Phú Yên cho biết, sau khi Viện Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) tiến hành lấy mẫu giám định hiện tượng lúa bị bệnh vàng lá ở huyện Đông Hòa bằng phương pháp RT-PCR, xác định đó là bệnh vàng lá tungro. Tác nhân môi giới truyền bệnh là rầy xanh đuôi đen.
Cũng theo Viện Bảo vệ thực vật, bệnh tungro có khả năng lây lan, phụ thuộc vào nguồn rầy xanh đuôi đen trên đồng ruộng, vì vậy nông dân cần khoanh vùng và nhổ bỏ các cây đã bị bệnh tránh nguồn lây lan, không nên phun thuốc vì không có thuốc trị lại virus này.
Như Báo Phú Yên thông tin, tại xã Hòa Vinh và Hòa Xuân Tây (Đông Hòa) có 85ha lúa bị bệnh vàng lá. Diện tích lúa bị bệnh sử dụng giống PY1, tỉ lệ hại từ 5% đến 10%, trong đó có 1ha bị nặng, tỉ lệ hại từ 60% đến 75%. Hiện tượng lúa bị vàng lá chưa từng xảy ra trên địa bàn Phú Yên.
Có thể bạn quan tâm

Giá bán có thời điểm lên đến 600.000 đồng/kg đã đưa cá niên vào top những đặc sản đắt nhất nhì của Quảng Ngãi.

Con tôm là thế mạnh của các địa phương ven biển ĐBSCL giúp nhiều hộ nuôi vươn lên khá giả. Thế nhưng, thời gian gần đây con tôm lâm vào khủng hoảng trầm trọng khi xuất khẩu ì ạch, giá nguyên liệu giảm mạnh, môi trường nuôi ô nhiễm khiến tôm chết tràn lan…

Giá tôm sú nguyên liệu giảm mạnh so với những tháng đầu năm 2015 trung bình khoảng 50.000 đồng/kg. Hiện tôm nguyên liệu loại 40 con/kg, giá từ 133.000 - 153.000 đồng/kg, loại 30 con/kg có giá từ 166.000 - 180.000 đồng/kg.

Sau 1 tuần (từ ngày 9 đến 14-11) làm việc, Đoàn kiểm tra liên ngành gồm: Sở NN-PTNT, Sở GT-VT, Sở TN-MT, Công an tỉnh, Bộ đội Biên phòng, TP.Vũng Tàu, TP.Bà Rịa, huyện Tân Thành… đã tiến hành điều tra, khảo sát hơn 100 hộ nuôi trồng thủy sản lồng bè trên sông Chà Và.

Chi cục thủy sản Tây Ninh cho biết, dự kiến cuối tháng 11 sẽ tiến hành đợt thả cá giống xuống hồ Dầu Tiếng năm 2015 với số lượng gần 800.000 con.