Sản xuất rau an toàn khó nhất vẫn là đầu ra

Vườn rau an toàn của anh Lê Văn Tài, thành viên THT trồng rau an toàn xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.
Tổ hợp tác (THT) trồng RAT xã Vĩnh Hòa (Phú Giáo) thờigian qua được biết đến là đơn vị làm ăn khá hiệu quả.
Hiện nay tổ có 5 thành viên với hơn 1 ha các loại rau như mồng tơi, đậu bắp, dưa leo, mướp...
Hàng tháng, tổ cung cấp ra thị trường khoảng 20 tấn rau các loại.
Để bảo đảm trồng rau theo tiêu chuẩn RAT được Trạm Bảo vệ thực vật huyện Phú Giáo hướng dẫn, tổ đã tổ chức đầu tư, xây dựng nhà lưới hở với hệ thống tưới nước tự động trên diện tích đất trồng hơn 1 ha.
Anh Lê Văn Tài ở ấp Lễ Trang, thành viên THT RAT xã Vĩnh Hòa chia sẻ:
“Gia đình tôi trồng rau từ nhiều năm nay. Trước đây chúng tôi chỉ trồng theo kiểu truyền thống, hơn 2 năm nay đã đầu tư làm nhà lưới hở để trồng RAT theo hướng dẫn của Trạm Bảo vệ thực vật huyện.
Chúng tôi rất phấn khởi khi được tham gia học tập kinh nghiệm cũng như tiếp xúc những kỹ thuật canh tác mới để bảo đảm rau phát triển tốt và đưa đến tay người tiêu dùng một cách an toàn nhất”.
Tuy vậy, theo ông Hoàng Thái Hòa, Tổ trưởng THT trồng RAT xã Vĩnh Hòa, để sản xuất RAT cần khoản vốn đầu tư khá lớn, từ hệ thống tưới nước, nhà lưới đến việc áp dụng các biện pháp khoa học - kỹ thuật hiện đại vào chăm sóc theo một quy trình khép kín.
Việc này đòi hỏi người trồng rau phải có vốn, am hiểu nhất định về nghề, đồng thời tích cực học hỏi chuyên môn, nếu không sẽ khó thành công. Cùng với đó là sự hỗ trợ từ phía nhà nước cho người nông dân về vốn, kiến thức, khoa học - kỹ thuật thì người nông dân mới yên tâm làm RAT.
Ghi nhận thực tế cho thấy, khó khăn nhất của người nông dân trồng RAT nói riêng, trồng rau sạch nói chung hiện nay chính là việc tìm đầu ra cho sản phẩm của mình.
Theo một số cơ sở sản xuất RAT, hầu hết lượng RAT sản xuất ra được thương lái mua và chở đi bán.
Do đó, khó có thể bảo đảm rằng RAT khi đến với người dân không bị pha trộn các loại rau khác vào.
Đại diện các cơ sở làm RAT trên địa bàn tỉnh cho biết, hiện nay RAT làm ra chủ yếu được thương lái thu mua tại vườn, giá cả thường được quy định theo ngày.
Trồng RAT cần khá nhiều vốn, trong khi giá bán một kg RAT cũng chỉ khoảng 6.000 - 7.000 đồng, tương đương với giá của rau thường nên người trồng RAT chịu nhiều thiệt thòi.
Do vậy, để RAT đến được với người tiêu dùng, bên cạnh sự nỗ lực của các cơ sở trồng RAT, cũng rất cần sự hỗ trợ của ngành chức năng, chính quyền địa phương tạo điều kiện cho RAT một điểm bán dành riêng cho sản phẩm RAT tại các chợ trọng điểm.
Có như vậy người tiêu dùng mới tiếp cận được nguồn rau bảo đảm an toàn vệ sinh theo quy định; các cơ sở trồng RAT cũng khẳng định được thế mạnh trên thị trường hiện nay.
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm gần đây, chưa bao giờ giá sa pô giữ ở mức cao và kéo dài như năm nay. Hiện nay, giá sa pô đang có dấu hiệu giảm nhẹ nhưng vẫn còn khá cao. Trước diễn biến này, nhiều nơi nông dân bắt đầu chọn cây sa pô để thay thế những cây trồng kém hiệu quả khác.

Sau gần 2 năm nuôi thử nghiệm thành công tại Việt Nam, Công ty TNHH Ba Huân và các doanh nghiệp, trang trại nuôi gà đẻ khu vực phía Nam vừa ký hợp tác cung cấp, sản xuất giống gà đẻ thương phẩm Hy – Line.

Anh là người tiên phong, cũng là người giúp nông dân trong xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) nhân rộng mô hình nuôi dông (kỳ nhông) trên cát. Anh là Phạm Khắc Bảo (25 tuổi, thôn Hải Triều, xã Cam Hải Đông) chủ một trại nuôi dông có giá trị lên đến cả tỷ đồng.

Những năm gần đây, trong khi người dân nhiều vùng nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị lao đao vì dịch bệnh trên tôm hoành hành thì ở xã Vĩnh Sơn (Vĩnh Linh, Quảng Trị) người nuôi tôm đều trở nên khá giả với mô hình nuôi tôm sú. Năm 2012, Vĩnh Sơn được đánh giá là địa phương nuôi tôm đạt năng suất và hiệu quả cao nhất tỉnh.

Ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch UBND xã Bình Thạnh (Thạnh Phú - Bến Tre) cho biết, từ khi Dự án 418 khép kín, ngọt hóa, các ấp: Thạnh Bình, An Thạnh, một phần Thạnh Quí B và Thạnh Quí A, người dân làm lúa được một vụ.