Mô hình 2 lúa, 1 bắp

Điển hình của mô hình này là ở vụ đông xuân 2014 - 2015 mới đây, xã Đức Phú đã thực hiện mô hình luân canh cây trồng 2 vụ lúa, 1 vụ bắp đông xuân, trên diện tích 26 ha của 102 hộ tham gia, với tổng kinh phí 195 triệu đồng. Đây là mô hình được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Tánh Linh và xã Đức Phú triển khai bằng kinh phí sự nghiệp nông nghiệp.
Mục đích của mô hình nhằm chuyển đổi ruộng sản xuất 3 vụ lúa sang 2 vụ lúa, 1 vụ bắp đông xuân, nhằm tiết kiệm nước tưới cuối vụ; cải thiện đất canh tác và môi trường sinh thái nông nghiệp, tăng lợi nhuận trên cùng đơn vị diện tích. Theo đó, địa điểm được địa phương lựa chọn triển khai mô hình là khu vực đồng Kè thuộc thôn 4, xã Đức Phú, với giống bắp lai CP333.
Trên 100 hộ nông dân được Nhà nước hỗ trợ 100% giống và 30% vật tư. Ngoài ra, nông dân còn được hỗ trợ kinh phí tập huấn, tài liệu kỹ thuật. Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư ký hợp đồng với 1 cán bộ kỹ thuật của xã Đức Phú thường xuyên kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện hướng dẫn các hộ chăm sóc, bón phân theo đúng quy trình; đồng thời thông báo tình hình sâu bệnh hại để có biện pháp phòng trừ kịp thời.
Theo cán bộ thuộc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh, giống bắp CP333 được trồng tại xã Đức Phú thích nghi với điều kiện sản xuất tại địa phương, có khả năng cho năng suất cao, bình quân 12 tấn hạt tươi/ha. Kết quả thực hiện mô hình cho thấy, trồng bắp lai vụ đông xuân 2014 - 2015 có hiệu quả hơn trồng lúa.
Lợi nhuận cao hơn gần 4 triệu đồng/ha, tương ứng tỉ suất lợi nhuận tăng khoảng 47%. Chi phí sản xuất cho 1 kg bắp thấp, khoảng 3/5 lần so với lúa, sâu bệnh không đáng kể. Tuy nhiên, giống bắp này có thời gian sinh trưởng khá dài ngày (105 ngày) nên nguồn nước tưới cuối vụ là vấn đề được quan tâm hàng đầu.
Ông Huỳnh Tùng, một trong những hộ tham gia mô hình nhận xét: Quá trình thực hiện mô hình, mặc dù một số diện tích bị ảnh hưởng xấu do mưa trái mùa, nhưng lợi nhuận của việc trồng bắp vẫn cao hơn so với trồng lúa vụ đông xuân, nhờ giảm được công lao động, chi phí sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ngoài ra mô hình còn diệt được cỏ dại trong đất để sản xuất lúa vụ hè thu tốt hơn.
Có thể bạn quan tâm

Theo Sở Nông nghiệp- PTNT tỉnh, 6 tháng qua, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, cây nhãn có dấu hiệu hồi phục, những vườn nhãn được đầu tư chăm sóc, thực hiện đúng quy trình của Cục Bảo vệ thực vật thì tỷ lệ bệnh thấp hơn 15%.

Tôm nước lợ là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam. Tuy nhiên, trước những thách thức nội tại của ngành và yêu cầu của thị trường, chỉ có cách nâng cao năng lực sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu theo hướng tăng giá trị gia tăng.

Toàn tỉnh Đồng Tháp hiện có 530 hộ nuôi cá tra thương phẩm, tăng 6 hộ so với cùng kỳ 2014. Trong đó, số hộ nuôi cá thể chiếm 57,74% số hộ nuôi của toàn tỉnh. Vùng nuôi của doanh nghiệp chiếm trên 74% diện tích nuôi cá tra toàn tỉnh. Toàn tỉnh có 1.319 cơ sở sản xuất, kinh doanh ương giống cá tra đáp ứng yêu cầu nuôi thương phẩm trên địa bàn và một số địa phương vùng ĐBSCL.

Theo một nghiên cứu do Oceana công bố gần đây, gần 2/3 cá ngừ bán tại các nhà hàng và cửa hàng bán lẻ ở Mỹ là loại cá khác. Kết luận này được đưa ra sau khi Oceana thực hiện một số chiến dịch bảo vệ và khôi phục đại dương.

NK cá ngừ nguyên liệu của Thái Lan trong 4 tháng đầu năm 2015 giảm xuống mức thấp kỷ lục trong 6 năm qua, cho thấy rõ ràng quốc gia Châu Á này vẫn còn nhiều vấn đề phải giải quyết.