Sản xuất, chế biến lúa gạo bền vững tại Việt Nam

Đây là chủ đề được hơn 200 đại diện đến từ hơn 30 quốc gia trên thế giới, bao gồm những giáo sư hàng đầu, học giả, nhà nghiên cứu và những chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, đánh giá cao tại “Hội nghị toàn cầu sản xuất bền vững” vừa diễn ra tại tỉnh Bình Dương, Việt Nam.
Với tham luận “Tính khả thi của sản xuất sạch hơn cho ngành công nghiệp chế biến lúa gạo Việt Nam”, ông Trần Quốc Công, cán bộ nghiên cứu của Đại học Bách Khoa TP.HCM chia sẻ: Trên thị trường quốc tế, giá trị gạo của Việt Nam vẫn còn khá thấp trong khi chi phí sản xuất quá cao, đặc biệt là chi phí năng lượng.
Trong một nghiên cứu được tiến hành trên một nhà máy chế biến gạo thuộc Tổng công ty Lương thực miền Nam, nhà máy đã không quản lý được chi phí tiêu thụ năng lượng. Cụ thể, mức tiêu thụ năng lượng thực tế cao hơn nhiều so với mức điện năng tiêu thụ quy định theo tiêu chuẩn. Trong khi, mức tiêu chuẩn của điện năng tiêu thụ là 23-30 Kwh thì các báo cáo hàng tháng cho thấy nhà máy sử dụng 50 - 60 Kwh để sản xuất 1 tấn nguyên liệu.
Ông Công cũng nhấn mạnh, để sản xuất chế biến lúa gạo bền vững không chỉ ở vấn đề quản lý tiêu thụ năng lượng, việc quản lý chất thải và ô nhiễm cũng là một trong những vấn đề cấp bách nhất của ngành công nghiệp chế biến lúa gạo, dẫn đến lãng phí nguồn lực, tăng chi phí, giảm chất lượng sản phẩm, tác động xấu đến môi trường làm việc và môi trường sống, cũng như uy tín doanh nghiệp.
Ông Trần Quốc Công trình bày tại hội nghị
Đề xuất giai pháp ông Công nhấn mạnh: “Tính bền vững trong sản xuất không phải “đao to búa lớn” mà chỉ là quan tâm thay thế một số những thói quen cũ, những ý thức cũ, phá bỏ một số lề lối cũ bằng những tư duy đổi mới, sáng tạo và đầy sự chủ động, tính toán khoa học, an toàn và lâu dài. Đó là một trong những khía cạnh chính của sản xuất bền vững mặt hàng lúa gạo cũng như các loại nông sản khác…
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, tại vườn nhà bà H'Rinh Niê (buôn Cuôr Kăp, xã Hòa Thắng, TP. Buôn Ma Thuột) có một cây chuối trổ 2 buồng, không như những cây chuối bình thường.
Theo báo cáo của UBND TP Móng Cái (Quảng Ninh), tính đến thời điểm 16h00, ngày 8-6, đã có 30,33% diện tích tôm nuôi trên địa bàn đã bị nhiễm dịch bệnh.

Trong vụ việc 'Thương lái Trung Quốc dạy cách 'tận diệt' giun đất', Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Trị bước đầu xác định một loại hóa chất mà các thương lái này sử dụng là thuốc bảo vệ thực vật cấm lưu hành tại Việt Nam.

Thông tin cho gà ăn độc chất vàng-ô ung thư tạo màu thịt vàng đẹp; vỗ béo lươn bằng thuốc tránh thai, tăng trọng; biến thịt lợn thối thành lợn sữa vàng ươm; chè Lâm Đồng ngấm 'độc'… đã gây rúng động dư luận tuần qua.

Với sự tham gia của các 'đại gia' Việt, nhiều lĩnh vực thiết yếu rơi vào tay nước ngoài trước đây đang từng bước được lấy lại.