Trên 30% diện tích tôm nuôi đã bị nhiễm bệnh
Cụ thể, diện tích tôm nuôi bị nhiễm dịch bệnh tính đến ngày 8-6 là 352,96 ha của 496 hộ, tăng 12 hộ và 8,725 ha so với ngày 7-6.
Đến nay, tổng số hóa chất đã nhập phục vụ công tác dập dịch là 78,755 tấn (trong đó, 71 tấn chlorine từ Quỹ Dự trữ Quốc gia, 7,755 tấn vicato từ nguồn dự trữ Chi cục Thú y tỉnh). Ngoài ra còn sử dụng Iotrin dự trữ của Trạm Thú y thành phố dùng để tiêu độc khử trùng dụng cụ thu hoạch, phương tiện vận chuyển trước khi ra khỏi cơ sở nuôi và vùng dịch.
Hiện các Tổ công tác đặc biệt chống dịch tôm nuôi trên địa bàn TP Móng Cái tiếp tục xuống địa bàn, tổ chức dập dịch tại chỗ khi phát hiện hộ nuôi có tôm bị bệnh. Riêng trong ngày 8-6, các tổ công tác đã cho xử lý đầm 17 hộ với 3.426 kg hóa chất chlorine để khử trùng, nâng tổng số hóa chất đã xử lý đến nay là 17.607 kg hóa chất các loại.
TP Móng Cái vẫn tiếp tục tuyên truyền đến từng hộ dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, tránh bùng phát, lây lan; giám sát chặt chẽ đến từng hộ nuôi tôm đã phát dịch bệnh, yêu cầu thực hiện tốt các biện pháp cách ly, không xả nước ra ngoài khi chưa khử trùng nước trong đầm và thả giống nuôi trong thời gian dịch bệnh chưa chấm dứt.
Đồng thời, thực hiện điều tra, khảo sát nắm bắt tình hình dịch bệnh trên địa bàn các xã, phường, hàng ngày báo cáo kịp thời để chỉ đạo các biện pháp phòng, chống dịch.
Có thể bạn quan tâm

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đức Hòa (Long An), ngày 26-9-2014, huyện đã tiến hành tiêu hủy 400 con gà của hộ ông Phạm Bá Thước, ấp Lập Điền, xã Tân Mỹ. Đàn gà được ông Thước nhập về nuôi vào ngày 19-9, với số lượng 2.000 con (1 ngày tuổi) có giấy kiểm dịch của Chi cục Thú y Khánh Hòa.

Cách làm này đã đẩy những người kinh doanh thịt heo chân chính, bảo đảm chất lượng trong nhiều tháng qua bị lỗ nặng, thậm chí có người phải phá sản (một số người khác vì miếng cơm manh áo cũng đã phải chuyển sang hình thức bơm nước vào heo để tồn tại).

Năm nay nhờ thời tiết thuận lợi nên hầu hết diện tích khoai môn của người dân đều phát triển tốt. Hiện nay bà con đang bước vào vụ thu hoạch, đạt sản lượng khá cao nên người dân hết sức phấn khởi.

Với mục tiêu phát triển cà phê bền vững, trong thời gian qua các đơn vị thành viên của Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) đã hướng hoạt động sản xuất theo các tiêu chuẩn của Việt Nam và thế giới, nhằm nâng cao sản lượng, chất lượng và kim ngạch xuất khẩu.

Tính đến nay, huyện Thới Bình (Cà Mau) đã phát triển được 700 ha diện tích lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn, đạt năng suất từ 6 đến 8 tấn/ha. Tuy nhiên, thời gian gần đây, do chạy theo lợi nhuận kinh tế một số nơi người dân đang cải tạo đất để phá vỡ mô hình trên.