Sản xuất cá tra vẫn trầm lắng

Theo thông tin từ Bộ NN&PTNT, 8 tháng đầu năm 2015 thời tiết tương đối thuận lợi cho các đội tàu khai thác thủy sản.
Hiện nay đang vào thời gian cao điểm của vụ cá Nam, các loài cá nổi xuất hiện nhiều như cá hố, cá cơm... Bên cạnh đó, giá xăng dầu giảm là yếu tố quan trọng làm giảm đáng kể chi phí cho chuyến biển, tạo thuận lợi cho ngư dân ra khơi bám biển. Sản lượng khai thác thủy sản trong tháng 8 ước đạt 258.000 tấn, đưa tổng sản lượng khai thác thủy sản 8 tháng đầu năm 2015 lên xấp xỉ 2 triệu tấn, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước.
Ở các tỉnh miền Trung như Bình Thuận, Phú Yên cá cơm xuất hiện muộn nhưng sản lượng khá cao, đồng thời giá bán sản phẩm ổn định nhờ nhu cầu xuất khẩu cá cơm khô và nguyên liệu sản xuất nước mắm tiếp tục tăng.
Về nuôi trồng thủy sản, sản lượng nuôi trồng tháng 8 năm 2015 ước đạt 332.000 tấn, giảm 1,5% so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản 8 tháng đầu năm tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước, đạt 2,2 triệu tấn.
Đáng chú ý, tình hình sản xuất cá tra trong tháng khá trầm lắng, nhu cầu cá tra nguyên liệu của các DN chế biến không cao. Giá cá tra hiện nay vẫn đang duy trì ở mức thấp, chỉ dao động ở mức 20.000 đồng/kg, xấp xỉ giá thành sản xuất.
Tuy nhiên, ở một số địa phương các hộ nuôi cá thể đã tham gia chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ cá tra có hiệu quả nên vẫn đang tiếp tục thả nuôi. Chẳng hạn như Đồng Tháp diện tích đạt 1.700ha, tăng 9,3%, An Giang diện tích đạt 937ha, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm trước.
Đối với tôm nước lợ, hiện đang vào mùa mưa, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm không cao như những tháng trước, tuy nhiên những cơn mưa dễ làm thay đổi đột ngột môi trường ao nuôi khiến tôm khó thích nghi. Do đó tình hình sản xuất tôm nước lợ tháng này vẫn ảm đạm. Hàng loạt các khó khăn như tình hình xuất khẩu, giá nguyên liệu thấp, thiệt hại do dịch bệnh vẫn đang ảnh hưởng đến người nuôi.
Theo số liệu thống kê của Bộ NN&PTNT, giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 8 năm 2015 ước đạt 554 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2015 đạt 4,13 tỷ USD, giảm 17,5% so với cùng kỳ năm 2014. Hoa Kỳ vẫn là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 19,21% tổng giá trị xuất khẩu.
Trong 7 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu thủy sản sang thị trường này đạt 687,16 triệu USD, giảm 29,39% so với cùng kỳ năm 2014. Xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc cũng giảm đáng kể với mức giảm lần lượt là 10,56% và 10,45%.
Có thể bạn quan tâm

Ở Tây Nguyên đang là thời điểm bắt đầu mùa mưa do vậy bà con nông dân nơi đây đang chuẩn bị các loại hạt giống như đậu, bắp, lạc, vừng... để gieo trồng cho niên vụ mới.

Các chuyên gia kinh tế khẳng định, khi Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết, ngành chăn nuôi trong nước sẽ càng khó khăn hơn!

Hươu dễ nuôi, không mất tiền đầu tư chăm sóc như những gia súc khác. Mỗi năm hươu cho cắt nhung (sừng non) hai lần và bán với giá cao cho nên được coi là “báu vật” của nhiều gia đình dân tộc thiểu số ở tỉnh Bắc Cạn.

Sơn Hòa là huyện miền núi của tỉnh Phú Yên, thu nhập của người dân chủ yếu dựa vào trồng trọt và chăn nuôi. Để đa dạng hóa vật nuôi hướng tới phát triển sản xuất kinh tế hộ gia đình, Phòng Kinh tế và hạ tầng huyện Sơn Hòa đã triển khai dự án nuôi bồ câu Pháp và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Sau hơn 1 năm Hội Nông dân (ND) phát động tận dụng đất trống, vườn tạp để trồng thanh long ruột đỏ. Đến nay nhiều hộ ND xã Trường Xuân B, huyện Thới Lai, TP.Cần Thơ đã bắt đầu có trái bán.