Sản Xuất Cá Ngừ Theo Định Hướng Thị Trường Để Tăng Giá Trị Sản Phẩm

Sáng nay (2-4), tại Hội trường Liên Đoàn lao động tỉnh Phú Yên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Phú Yên tổ chức buổi đối thoại chính sách “tổ chức sản xuất cá ngừ theo chuỗi giá trị”. Đây là một hoạt động trong khuôn khổ Festival Thủy sản Việt Nam – Phú Yên 2014; được Truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1.
Tại buổi đối thoại, các đại biểu tập trung trao đổi về vốn đối ứng cầu, vốn sản xuất; những khó khăn mà lao động đi biển đang gặp phải; quá trình bảo quản chế biến sau thu hoạch sản phẩm khiến chất lượng bị giảm; thị trường chưa kết nối với nơi tiêu thụ; chính sách bảo hiểm cho ngư dân.
Một số đại biểu cho biết: Hiện hoạt động sản xuất cá ngừ đại dương mới chỉ tập trung theo “sản xuất định hướng”, chưa có chiến lược trong chuỗi sản xuất đối với sản phẩm cá ngừ theo “thị trường định hướng”; sản xuất cá ngừ mới chỉ quan tâm đến năng suất để tăng thu nhập và lợi nhuận, chưa quan tâm đến nhu cầu của thị trường để tăng giá trị sản phẩm, thu nhập và lợi nhuận từ việc tăng chất lượng và giá trị từ những sản phẩm giá trị gia tăng.
Trong mối liên kết của chuỗi sản phẩm cá ngừ, khâu khai thác, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch và khâu thu mua, tiêu thụ cá ngừ sau khai thác là những khâu yếu nhất trong chuỗi giá trị sản phẩm cá ngừ, đặc biệt là công tác bảo quản sản phẩm sau thu hoạch và quản lý thị trường những khâu này không những không tạo lên mối liên kết hiệu quả, bền vững và động lực cho sự phát triển, mà còn gây ảnh hưởng rất lớn đến việc sụt giảm chất lượng, giá trị của sản phẩm cá ngừ, làm giảm hiệu quả sản xuất và thu nhập của ngư dân trong thời gian qua.
Tại buổi đối thoại, nhiều đại biểu đặt ra các câu hỏi liên quan làm thế nào để bảo vệ nguồn lợi cá ngừ? sản lượng cá ngừ đại dương khai thác hiện nay có vượt qua nhu cầu tiêu thụ hay không? nguyên nhân nào khiến tiểu thương, doanh nghiệp có cớ để ép giá ngư dân…
Một số đại biểu cho rằng, để nghề sản xuất cá ngừ phát triển hiệu quả và bền vững, cần tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị của sản phẩm từ khai thác, thu mua, chế biến và tiêu thụ; tạo sự thay đổi căn bản trong ngành sản xuất từ “sản xuất định hướng" sang “thị trường định hướng" nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường đối với các loại sản phẩm có giá trị gia tăng, qua đó nâng cao chất lượng, giá trị, thương hiệu sản phẩm cá ngừ Việt Nam, nâng cao hiệu quả sản xuất và đời sống của ngư dân. Nhà nước cũng cần có những chính sách hỗ trợ ngư dân về tín dụng, bảo hiểm, làm giảm tổn thất và bào vệ nguồn lợi cá ngừ…
Có thể bạn quan tâm

Bước sang năm Quý Tỵ, báo hiệu một năm làm ăn khấm khá không chỉ các cơ sở, doanh nghiệp thu mua và xuất khẩu thanh long, mà còn cả nhà vườn. Đơn cử từ đầu năm đến nay, giá thanh long thu trực tiếp tại nhà vườn luôn duy trì ở mức cao, đôi lúc đạt ngưỡng 33.000 đ/kg.

Vừa qua, công ty Advanta Việt Nam phối hợp với Trạm khuyến nông huyện Triệu Sơn -Thanh Hóa, tổ chức hội thảo đầu bờ đánh giá kết quá mô hình trình diễn giống ngô lai đơn PAC 999 super và PAC 339 tại xã Thọ Phú, mô hình được rất nhiều người dân quan tâm và đánh giá cao.

Những ngày này lúa hè thu ở các tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang đã chín rục nhưng không có người mua. Ngày 2-6, giá lúa tươi được thương lái đưa ra chỉ có 3.500 đồng/kg, tức dưới giá thành sản xuất gần 1.000 đồng/kg.

Nông dân nuôi cá điêu hồng trên bè ở Tiền Giang vô cùng phấn khởi do giá cá nằm ở mức 41.000 đồng/kg, tăng 3.000 đồng/kg so với tuần trước. Với giá này, họ có thể lãi trên 50 triệu đồng mỗi bè khi thu hoạch.

Trung Tâm Công Nghệ Sinh Học và Kĩ Thuật Di Truyền Quốc Gia Thái Lan (Biotec) tin rằng hội chứng tôm chết sớm (EMS), nguyên nhân của sự sụt giảm nguồn cung cấp tôm gần đây của Thái Lan, sẽ giảm trong năm nay, theo báo cáo của Bangkok Post