Trồng Lúa Nhật Cho Thu Nhập Cao

Vụ sản xuất đông xuân 2013 - 2014, trong khi nông dân ở ĐBSCL than phiền về tình trạng giá lúa thấp, khó tiêu thụ… thì ở An Giang có gần 200 hộ trồng lúa Nhật với diện tích 500ha đang trúng mùa, trúng giá.
Ông Trần Văn Phú, phường Mỹ Quý, TP Long Xuyên cho biết, sau khi ký hợp đồng với Công ty TNHH Thương mại Phú Sỹ (TPHCM) để trồng 1,5ha lúa Nhật (giống lúa Akita Komachi), với giá bao tiêu là 6.700 đồng/kg. Nhờ thời tiết thuận lợi và chăm sóc đúng kỹ thuật nên lúa trúng mùa đạt năng suất tới 11 tấn/ha.
“Tui trồng 1,5ha thu hoạch được 16,5 tấn lúa và được công ty thu mua tại ruộng với giá như bao tiêu; sau khi trừ chi phí còn lời hơn 65 triệu đồng, cao gấp nhiều lần so với nông dân trồng lúa bình thường” - ông Phú cho hay.
Theo các nông dân An Giang, ưu thế của sản xuất lúa Nhật là năng suất đạt cao và được doanh nghiệp bao tiêu đầu ra với giá hấp dẫn, nên lợi nhuận thu về gấp nhiều lần so với lúa thường…
Có thể bạn quan tâm
Hàng ngàn dân nghèo sống ở đôi bờ sông Hậu thuộc địa bàn các tỉnh An Giang và Đồng Tháp sẽ có công ăn việc làm sau khi nhà máy chế biến thức ăn thủy sản Sao Mai đi vào hoạt động.

Cà Mau là một trong những vùng kinh tế thủy sản trọng điểm của cả nước, với vị trí địa lý, điều kiện thổ nhưỡng đã tạo nên tiềm năng và lợi thế phát triển thủy sản cho tỉnh Cà Mau, đặc biệt là nuôi tôm.
Sau 3 ngày 3 đêm thực hiện chuyến biển thực nghiệm khai thác, xử lý bảo quản cá ngừ đại dương (CNĐD) dưới sự hướng dẫn trực tiếp của 4 chuyên gia Nhật Bản, ngày 9.10, ba tàu cá của các ngư dân đã cập Cảng cá Quy Nhơn.
Ngày 07/10/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định 89/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản

Người dân sống dọc đầm Thủy Triều (huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa) đang rất phấn khởi bởi năm nay, hải sâm tự nhiên phát triển nhiều, góp phần tạo thêm nguồn thu nhập.