Sa Pa trồng thành công sâm Ngọc Linh

Đến nay, sau 5 năm trồng thử nghiệm, bước đầu khẳng định sâm Ngọc Linh có thể phát triển tại vùng núi Sa Pa. Hiện, gần 1.000 cây sâm Ngọc Linh trồng tại Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật Hoàng Liên theo phương pháp tự nhiên đều cho củ. Đặc biệt, sâm Ngọc Linh trồng tại Sa Pa trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, trải qua những đợt mưa tuyết, song vẫn sinh trưởng và phát triển tốt.
Sâm Ngọc Linh là dược liệu quý, trồng từ 5 - 7 năm cho thu hoạch củ. Hiện, trên thị trường sâm Ngọc Linh có giá khoảng 50 triệu đồng/kg củ tươi. Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật Hoàng Liên đã phối hợp với Viện Dược liệu gửi mẫu sang Mỹ phân tích hàm lượng hóa dược của sâm Ngọc Linh trồng tại Sa Pa so với sâm Ngọc Linh trồng tại vùng núi Lâm Đồng, để từ đó làm cơ sở xây dựng dự án phát triển nhân trồng đại trà tại Lào Cai.
Việc khảo nghiệm và nhân trồng thành công giống sâm Ngọc Linh là sẽ là hướng phát triển kinh tế mới cho bà con dân tộc thiểu số sống trong vùng lõi và vùng đệm Vườn Quốc gia Hoàng Liên, nhằm giảm những tác động vào hệ sinh thái rừng, giúp đồng bào nâng cao thu nhập.
Có thể bạn quan tâm

Chiều 14-2, ông Nguyễn Vân Thanh, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Kiên Giang cho biết: Đã lấy mẫu nước và sinh vật lạ được cho là nguyên nhân gây cá nuôi lồng bè chết hàng loạt tại vùng biển của huyện đảo Kiên Hải đưa đi xét nghiệm tại Trường Đại học Cần Thơ và Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 2.

Không đến tận ao nuôi cá trê lai của bà con thôn Phú Sơn 2, xã Hoà Khương, huyện Hoà Vang (Đà Nẵng) thật khó tin về nguồn thu hơn 100 triệu đồng/sào ao (500 m2). Tính ra, mỗi năm người nuôi cá ở đây thu hơn 2 tỷ đồng/ha.

“Sở dĩ tôi đầu tư nuôi ếch trong bể lót bạt trên mặt đất mà không nuôi dưới ao hồ là vì ngoài việc tận dụng được diện tích đất trống, nuôi trong bể lót bạt còn thuận lợi hơn nhiều so với nuôi ao trong khâu vệ sinh và xử lý nguồn nước nên tỉ lệ hao hụt ít hơn”. Anh Trần Minh Hải (ngụ ấp Khánh An, xã Khánh Hòa, Châu Phú) chia sẻ.

Đây là tín hiệu vui đối với người nuôi tôm trên địa bàn huyện Cái Nước, nhất là những hộ nuôi tôm công nghiệp đang trong giai đoạn cho thu hoạch. Với giá tôm nguyên liệu như hiện nay, hầu hết người nuôi đều có lãi. Tiếp đà thắng lợi, bà con nông dân đang mở rộng diện tích nuôi tôm công nghiệp, trong đó tỷ lệ ao đầm nuôi tôm thẻ chân trắng chiếm khoảng 90%.

Dự báo trong năm 2014 con tôm tiếp tục có cơ hội giành được nhiều thắng lợi trong xuất khẩu. Nhưng cũng vì vậy, ngay từ đầu năm, không ít hộ dân đã “xé rào”, xuống giống ngoài khung lịch thời vụ khuyến cáo, dù dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp.