Rươi Đông Triều

Nếu như trước đây, rươi chỉ dùng để chế biến những món ăn trong gia đình, thì khoảng 5 năm trở lại đây, thương hiệu rươi Đông Triều ngày càng được nhiều người biết đến và trở thành món ăn đặc sản của vùng đất này...
Thu hoạch rươi tại khu vực khoanh vùng khai thác rươi của gia đình bà Nguyễn Thị Chúc và ông Nguyễn Thành Dị tại Xuân Cầm (phường Xuân Sơn, TX Đông Triều).
Nhận thấy con rươi có giá trị kinh tế cao, lại vừa tận dụng được diện tích trồng lúa kém hiệu quả, những năm qua, phường Xuân Sơn đã tích cực vận động các hộ dân chuyển đổi vùng đất bãi trũng cấy lúa kém hiệu quả sang khai thác rươi và cáy.
Đến nay, trên địa bàn phường có 27 hộ tham gia khai thác rươi trên diện tích ao hồ là hơn 40ha.
Xuân Sơn cũng là địa phương có diện tích khai thác rươi nhiều nhất TX Đông Triều.
Hai sản phẩm này được phường chọn đăng ký thực hiện chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” của địa phương.
Ông Nguyễn Công Miên, Phó Chủ tịch UBND phường cho biết:
Sau khi đăng ký thực hiện chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm”, phường đã tích cực tuyên truyền cho những hộ nuôi rươi hiểu lợi ích của chương trình; vận động các hộ dân đăng ký tham gia; duy trì và mở rộng diện tích khoanh vùng khai thác rươi; phát triển sản xuất đảm bảo an toàn, vệ sinh sạch sẽ.
Cái khó hiện nay là địa phương vẫn chưa đăng ký được nhãn hiệu và bao bì cho sản phẩm này do không có kinh phí và không có đơn vị sản xuất tập trung.
Chúng tôi đến thăm gia đình bà Nguyễn Thị Chúc và ông Nguyễn Thành Dị tại khu Xuân Cầm (phường Xuân Sơn), một trong những hộ có mô hình khai thác rươi kết hợp với cáy cho hiệu quả kinh tế cao.
Tranh thủ lợi thế về rươi và cáy, vợ chồng bà còn mở nhà hàng Sông Cầm xanh, ngay cạnh sông Cầm chuyên chế biến các món rươi phục vụ du khách.
Bà Chúc tâm sự: “Trước đây, rươi chỉ dùng để nấu ăn trong gia đình, giờ con rươi có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon cho du khách như rán, các món canh, làm mắm, lẩu rươi… Giá bán rươi hiện nay trung bình 450.000 - 600.000 đồng/kg/tươi.
Hầu hết du khách đều rất thích ăn các món chế biến từ rươi”.
Dẫn chúng tôi ra thăm mô hình khai thác rươi nằm ngay cạnh nhà hàng, bà Chúc cho biết thêm: Để cho du khách “mục sở thị” món rươi, thông thường các đoàn đến nhà hàng, bà đều dẫn khách ra hồ xem mô hình này.
Từ khâu cày xới đất cho đến cách dẫn nước, thu hoạch và chế biến rươi bà đều giới thiệu cho du khách biết.
Đây cũng chính là cách để gia đình bà giữ vững thương hiệu rươi trên thị trường.
Hiện, ngoài thị trường tiêu thụ chủ yếu trong tỉnh thì rươi Đông Triều còn được nhiều khách ở các tỉnh, thành như: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định… chọn mua.
Ông Bùi Văn Hanh, Phó Phòng Kinh tế TX Đông Triều cho biết: Để giữ vững thương hiệu sản phẩm rươi trên thị trường, thời gian tới, Đông Triều sẽ tiếp tục khai thác, phát huy thế mạnh từ con rươi.
Bên cạnh đó, địa phương cần đẩy mạnh đầu tư, kỹ thuật duy trì và mở rộng diện tích khoanh vùng khai thác rươi.
Đồng thời cần nhanh chóng xây dựng nhãn mác, bao bì sản phẩm rươi Đông Triều; xúc tiến và mở rộng ra các thị trường khác...
Có thể bạn quan tâm

Ông Năm Nhãn thiết kế nền chuồng bằng xi măng, chung quanh được xây tường cao 1,5 m, trong chuồng được chia thành nhiều ô, mỗi ô có diện tích 1,5 m2, vách ngăn các ô được làm bằng lưới sắt. Nhím là loại ăn tạp nên không kén thức ăn, chủ yếu ăn rau, củ, quả và các sản phẩm nông nghiệp như: cám, gạo, bắp, khoai lang...

Ngày 16/1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Văn Yên đã chủ trì cuộc họp với UBND huyện Đơn Dương, đại diện Cty sữa Đà Lạt Milk (nay là TH true Milk) nhằm kiểm tra, đánh giá và tìm biện pháp tháo gỡ những khó khăn mà ngành chăn nuôi bò sữa Lâm Đồng đang gặp phải trong thời gian gần đây.

Trước đây, kinh tế của gia đình chị Nguyễn Thị Hà (SN 1980) ở buôn Tung 1, xã Buôn Triết (huyện Lak, tỉnh Dak Lak) chỉ trông chờ vào mấy sào lúa nước, nhưng hằng năm thường bị hạn hán, lũ lụt nên năng suất bấp bênh, khiến cuộc sống gặp nhiều khó khăn.

Ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo, để chủ động phòng, chống đói rét, bảo vệ an toàn cho đàn vật nuôi, người chăn nuôi cần che chắn chuồng gia súc, tránh gió lùa, không chăn thả gia súc khi nhiệt độ ngoài trời xuống quá thấp; đồng thời chăm sóc, nuôi dưỡng tốt đàn vật nuôi để nâng cao sức đề kháng. Nguồn thức ăn cần bảo đảm cân đối giữa tinh bột, chất đạm, chất khoáng để có đủ năng lượng chống rét. Ngoài ra, cần tiêm phòng vắc xin đầy đủ để tăng khả năng miễn dịch cho đàn vật nuôi.

Chúng tôi đến thăm gia đình ông Lang Khánh Suyên ở Thị trấn Kim Sơn khi gia đình ông chuẩn bị làm vía cho đứa cháu nội sắp đầy tháng. Dù đang bận bịu công việc, nhưng khi thấy những vị khách miền xuôi quan tâm nhiều đến con nhím, ông Suyên gác lại công việc và say sưa kể. Từ năm 2003, sau khi bán hết đàn trâu thả rông trong rừng, ông Suyên bắt đầu mày mò nuôi nhím.