Nỗi lo tiêu rụng trái non

Tuy nhiên, không ít người lại bày tỏ lo lắng, liệu đây có phải là một loại bệnh gây hại phát sinh trên cây hồ tiêu?
Chị Thảo bên những chùm tiêu non bị rụng.
Nhờ chăm sóc tốt, 400 trụ tiêu được ông Tống Kim Chinh (thôn 2, thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) trồng từ năm 2012 giờ đã phủ kín trụ và bước vào mùa cho thu hoạch thứ hai.
Trước đây, khác với hầu hết hộ trồng tiêu khác, ông Chinh quyết định không cắt dây bán mà giữ lại, chỉ cắt tỉa để giữ sức cho tiêu.
Từ đầu mùa mưa đến nay, dù thời tiết không mưa nhiều nhưng các chùm tiêu non đang trong giai đoạn tạo hạt lại thi nhau rụng.
“Lúc tiêu ra hoa, đậu hạt cũng có hiện tượng rụng hoa, rụng hạt non nhưng ít thôi. Đến tầm tháng 6, tháng 7 vừa qua là tiêu rụng mạnh nhất; có cây rụng xanh gốc, nhìn xót lắm”-ông Chinh nói.
Theo ước tính của ông Chinh, vụ này thấy tiêu ra hoa rất đạt nên đầu vụ vợ chồng ông dự kiến sẽ thu được khoảng 1,3 - 1,4 tấn tiêu khô.
Vậy nhưng do tiêu non rụng quá nhiều, bây giờ khả năng sẽ chỉ còn thu được chừng 1 tấn. Xung quanh đây hầu như vườn nào cũng xuất hiện tiêu rụng hạt.
Có hộ tìm mua thuốc về xử lý, song cũng có hộ cứ để mặc chứ không dám tự tiện bơm thuốc.
Tương tự, vườn tiêu của gia đình chị Nguyễn Thị Thanh Thảo (cùng ở thôn 2, thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) cũng liên tiếp xuất hiện tình trạng hạt tiêu non bị rụng chừng 2 tháng đổ lại đây. Theo lời chị Thảo, vườn tiêu nhà chị năm nay không sai lắm nhưng chẳng hiểu sao vẫn rụng rất nhiều.
“250 trụ tiêu này mỗi năm mình bón khoảng 1 tạ phân hóa học, bơm thuốc phòng bệnh đầy đủ và bón lót thêm phân chuồng. Tiêu xanh và phát triển bình thường nhưng chùm hạt vẫn bị rụng.
Điều lạ là, chùm hạt rụng không có biểu hiện bị thối đen mà vẫn xanh tươi như khi còn ở trên cây”-chị Thảo cho biết.
Năm nay, thời tiết ít mưa nên người trồng tiêu phần nào vơi bớt nỗi lo vì bệnh chết nhanh, chết chậm hoành hành như các năm trước đây.
Tuy vậy, trước tình trạng tiêu non bị rụng xảy ra tại các vườn tiêu, người trồng tiêu tại huyện Ia Grai đang rất lo lắng.
Trao đổi với chúng tôi, ông Đào Lân Hưng-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Ia Grai, cho biết:
Hiện tại, theo thông tin tại các địa phương báo về chưa ghi nhận diễn biến bất thường tại các vườn tiêu của người dân. Trước tình hình này, chúng tôi sẽ cử cán bộ xuống điều tra, xác minh lại vấn đề để có biện pháp hỗ trợ kịp thời cho người dân.
Có thể bạn quan tâm

Từ kết quả này, trong thời gian tới, Trung tâm Giống và kỹ thuật thủy sản Phú Yên tiếp tục thả nuôi nhiều đối tượng thủy sản nhuyễn thể 2 mảnh vỏ tại đầm Ô Loan nhằm góp phần cải thiện môi trường sinh thái và ổn định sinh kế cho người dân 5 xã sống quanh đầm.

Ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi là phương pháp sử dụng chế phẩm sinh học Balasa N01 làm đệm lót chuồng nuôi. Theo các hộ chăn nuôi, mô hình trên không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn giúp xử lý triệt để chất thải chăn nuôi, bảo vệ môi trường.

Công ty TNHH Bayer Việt Nam vừa phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) tổ chức hội thảo mô hình trình diễn giống lúa lai TEJ vàng sản xuất trong vụ Thu 2014 tại thôn Định Trường, xã Vĩnh Quang.

Những ngày gần đây giá hành lá ở các tỉnh ĐBSCL liên tục tăng cao. Chiều 24-8, thương lái ở Vĩnh Long, An Giang, Đồng Tháp… thu mua hành lá tại ruộng với giá 650.000- 700.000 đồng/tạ, cao gấp nhiều lần so thời điểm đầu năm 2014.

Từ năm 2003 đến nay, nhờ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) huyện Vị Thủy, hàng ngàn hộ nghèo ở địa phương có điều kiện đầu tư sản xuất, từng bước cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế cho địa phương.