Rươi Đông Triều

Nếu như trước đây, rươi chỉ dùng để chế biến những món ăn trong gia đình, thì khoảng 5 năm trở lại đây, thương hiệu rươi Đông Triều ngày càng được nhiều người biết đến và trở thành món ăn đặc sản của vùng đất này...
Thu hoạch rươi tại khu vực khoanh vùng khai thác rươi của gia đình bà Nguyễn Thị Chúc và ông Nguyễn Thành Dị tại Xuân Cầm (phường Xuân Sơn, TX Đông Triều).
Nhận thấy con rươi có giá trị kinh tế cao, lại vừa tận dụng được diện tích trồng lúa kém hiệu quả, những năm qua, phường Xuân Sơn đã tích cực vận động các hộ dân chuyển đổi vùng đất bãi trũng cấy lúa kém hiệu quả sang khai thác rươi và cáy.
Đến nay, trên địa bàn phường có 27 hộ tham gia khai thác rươi trên diện tích ao hồ là hơn 40ha.
Xuân Sơn cũng là địa phương có diện tích khai thác rươi nhiều nhất TX Đông Triều.
Hai sản phẩm này được phường chọn đăng ký thực hiện chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” của địa phương.
Ông Nguyễn Công Miên, Phó Chủ tịch UBND phường cho biết:
Sau khi đăng ký thực hiện chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm”, phường đã tích cực tuyên truyền cho những hộ nuôi rươi hiểu lợi ích của chương trình; vận động các hộ dân đăng ký tham gia; duy trì và mở rộng diện tích khoanh vùng khai thác rươi; phát triển sản xuất đảm bảo an toàn, vệ sinh sạch sẽ.
Cái khó hiện nay là địa phương vẫn chưa đăng ký được nhãn hiệu và bao bì cho sản phẩm này do không có kinh phí và không có đơn vị sản xuất tập trung.
Chúng tôi đến thăm gia đình bà Nguyễn Thị Chúc và ông Nguyễn Thành Dị tại khu Xuân Cầm (phường Xuân Sơn), một trong những hộ có mô hình khai thác rươi kết hợp với cáy cho hiệu quả kinh tế cao.
Tranh thủ lợi thế về rươi và cáy, vợ chồng bà còn mở nhà hàng Sông Cầm xanh, ngay cạnh sông Cầm chuyên chế biến các món rươi phục vụ du khách.
Bà Chúc tâm sự: “Trước đây, rươi chỉ dùng để nấu ăn trong gia đình, giờ con rươi có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon cho du khách như rán, các món canh, làm mắm, lẩu rươi… Giá bán rươi hiện nay trung bình 450.000 - 600.000 đồng/kg/tươi.
Hầu hết du khách đều rất thích ăn các món chế biến từ rươi”.
Dẫn chúng tôi ra thăm mô hình khai thác rươi nằm ngay cạnh nhà hàng, bà Chúc cho biết thêm: Để cho du khách “mục sở thị” món rươi, thông thường các đoàn đến nhà hàng, bà đều dẫn khách ra hồ xem mô hình này.
Từ khâu cày xới đất cho đến cách dẫn nước, thu hoạch và chế biến rươi bà đều giới thiệu cho du khách biết.
Đây cũng chính là cách để gia đình bà giữ vững thương hiệu rươi trên thị trường.
Hiện, ngoài thị trường tiêu thụ chủ yếu trong tỉnh thì rươi Đông Triều còn được nhiều khách ở các tỉnh, thành như: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định… chọn mua.
Ông Bùi Văn Hanh, Phó Phòng Kinh tế TX Đông Triều cho biết: Để giữ vững thương hiệu sản phẩm rươi trên thị trường, thời gian tới, Đông Triều sẽ tiếp tục khai thác, phát huy thế mạnh từ con rươi.
Bên cạnh đó, địa phương cần đẩy mạnh đầu tư, kỹ thuật duy trì và mở rộng diện tích khoanh vùng khai thác rươi.
Đồng thời cần nhanh chóng xây dựng nhãn mác, bao bì sản phẩm rươi Đông Triều; xúc tiến và mở rộng ra các thị trường khác...
Có thể bạn quan tâm

Mùa mưa, trong khi nhiều nơi khác trong tỉnh Quảng Ngãi việc trồng cây rau màu gặp khó khăn do thời tiết bất lợi, thì với nhiều bà con nông dân ở các xã Đức Thạnh, Đức Minh, Đức Chánh (Mộ Đức) lại là mùa "ăn nên làm ra", nhờ trồng cà tím trên những vùng đất cát.

Giá khoai lang tím Nhật tại huyện Bình Tân (Vĩnh Long) tăng liên tục những ngày qua. Ngày 8/11, thương lái mua khoai tại ruộng giá từ 850.000- 900.000 đ/tạ (60kg). Các loại khoai trắng giấy, trắng sữa cũng tăng thêm từ 20- 30% so đầu vụ.

Vụ nuôi thủy sản năm 2013, xã Dân Thành, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh có 21 hộ đã chuyển 27,8ha đất nuôi tôm sú thâm canh, bán thâm canh sang nuôi tôm thẻ chân trắng đem lại hiệu quả kinh tế cao, bình quân lợi nhuận 400 triệu đồng/ha; 03 hộ nuôi tôm sú bán thâm canh chuyển sang nuôi sò huyết trong ao đất, bước đầu đem lại hiệu quả, bình quân lợi nhuận khoảng 200 triệu đồng/ha, năng suất bình quân khoảng 05 tấn/ha.

Thời gian gần đây, tình trạng đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu để làm tăng trọng lượng của các tư thương đang có chiều hướng gia tăng. Đây không chỉ là hành vi gian lận thương mại, ảnh hưởng đến chất lượng, uy tín sản phẩm thủy, hải sản địa phương mà còn làm tăng các mối nguy về ATVSTP, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng và quyền lợi của các doanh nghiệp làm ăn chân chính.

Đó là kết quả nuôi thử nghiệm tôm càng xanh toàn đực trên địa bàn An Giang trong thời gian gần đây. Tôm càng xanh toàn đực được nghiên cứu bởi Trường đại học Ben Gurion University of the Neveg (Israel). Thời gian nuôi tôm 6 tháng, chi phí sản xuất 1 kg tôm từ 100.000 – 120.000 đồng, trong khi giá bán hiện nay là 225.000 đồng/kg.