Thí Điểm Sản Xuất Muối Trải Bạt Kết Hợp Hồ Dự Trữ

TP.HCM vừa đầu tư sản xuất thí điểm 19 mô hình muối trải bạt kết hợp xây hồ thu trữ nước chạt (nước muối đang kết tinh) tại Cần Giờ.
Theo Chi cục Phát triển nông thôn TP.HCM, việc làm này nhằm ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu và mưa trái mùa,
Theo đó, nước chạt trên ruộng được dẫn vào hồ trữ nhằm tránh mưa, lắng đọng các tạp chất trong nước biển, nhờ đó năng suất và chất lượng muối nâng cao, thời gian kết tinh nhanh hơn.
Theo bà Hoàng Thị Mai - phó chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn TP.HCM, thời gian tới TP sẽ mở rộng mô hình này cùng với việc tăng diện tích sản xuất muối trải bạt, thay dần muối đất.
Diện tích muối Cần Giờ hiện có khoảng 1.700ha với năng suất bình quân 67 tấn/ha/niên vụ, trong đó muối trải bạt chiếm 909,6ha, tăng hơn 130% so với niên vụ trước.
Có thể bạn quan tâm

Tình trạng sử dụng chất cấm, chất kháng sinh trong chăn nuôi gia súc gia cầm không chỉ bùng phát ở các tỉnh, thành phía Nam mà đã lan sang cả khu vực miền Bắc.

Lai Châu có trên 19.000ha đất sản xuất lúa nước, trong đó chỉ có trên 6.000ha sản xuất 2 vụ lúa. Trong khoảng 13.000ha ruộng một vụ vẫn còn nhiều diện tích chỉ sản xuất một vụ lúa mùa rồi bỏ không.

Triển khai từ năm 2014, dự án nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình VietGAP do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia thực hiện ở 6 tỉnh, thành phố với 9 mô hình đã thu được kết quả khả quan.

Mặc dù thời tiết khó khăn, thị trường biến động, giá vật tư nông nghiệp cao nhưng năng xuất lúa hè thu và vụ mùa ở các tỉnh phía Bắc vẫn đạt kỷ lục.

Gia đình ông Huỳnh Văn Sơn, 57 tuổi, ngụ xã Thạnh Tân, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh có thể xem là hộ tiên phong trong mô hình trồng thử nghiệm cây phật thủ trên đất Tây Ninh (một loại cây cho trái mang tính tâm linh, biểu tượng cho bàn tay Phật được nhiều người dân chọn để thờ cúng).