Nhân Rộng Mô Hình Canh Tác Lúa Giảm Phát Thải Khí Nhà Kính

Ngày 9.10, tại TP.Long Xuyên (An Giang), Sở NN-PTNT tỉnh An Giang phối hợp cùng Quỹ bảo vệ môi trường (EDF) và Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL tổ chức hội thảo tổng kết dự án “Canh tác lúa giảm phát thải khí nhà kính giai đoạn 2012 - 2014”. Đây là dự án thực hiện từ tháng 7.2012 tại H.Phú Tân (An Giang) và H.Tân Hiệp (Kiên Giang).
Tại An Giang, dự án triển khai trên diện tích 500 ha với sự tham gia của hơn 300 nông dân, nhằm cải thiện sinh kế thông qua công tác tập huấn kỹ thuật trồng lúa kéo giảm giá thành sản xuất, giảm phát thải khí nhà kính…
Kết quả sau 5 vụ sản xuất cho thấy nông dân tham gia dự án này đã giảm được 43% lượng giống, 23% lượng phân đạm, 27% số lần phun thuốc, 48% lượng nước tưới, giảm thất thoát sau thu hoạch 30%; năng suất bình quân tăng 11% (đạt 8 tấn/ha/vụ), tương đương tăng lợi nhuận 9 triệu đồng/ha/vụ. Từ hiệu quả đó, Sở NN-PTNT tỉnh An Giang quyết định sẽ nhân rộng mô hình này.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, nghề nuôi tôm không còn nhộn nhịp, rầm rộ như trước vì dịch bệnh liên tiếp xảy ra khiến nông dân chán nản, kiệt quệ. Thế nên thành công của một số mô hình nuôi tôm theo hướng an toàn dịch bệnh đã và đang mang lại sức sống mới cho nghề nuôi tôm…

Ông Trần Văn Tuấn – Giám đốc Công ty Cá tầm Sơn La chia sẻ: “Tiềm năng là rất lớn. Chúng tôi muốn có nhiều doanh nghiệp tham gia phát triển cá tầm cùng với chúng tôi”.

Người nuôi tôm hùm ở Lý Sơn đang chờ giá lên để bán.

Xuất khẩu sản phẩm cá cơm đang trở thành một nghề chủ lực mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân ở xã Quỳnh Lập (Thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An).