Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Rầu Vì Sâu Cuốn Lá

Rầu Vì Sâu Cuốn Lá
Ngày đăng: 28/07/2013

Lâu ngày không gặp, cuối tuần rồi, trên đường về quê, Tư tôi tranh thủ ghé thăm anh Chín Hương An ở huyện Quế Sơn. Chạm ngõ, thấy cửa đóng then cài, hỏi người hàng xóm thì được biết vợ chồng anh đang ở ngoài đồng, tôi tìm ra ruộng.

- Chi mà cả vợ lẫn chồng đều mang bình thuốc xịt trên ruộng lúa non rứa ông anh?

- Vừa diệt xong ốc bươu vàng thì khoảng 10 ngày trở lại đây sâu cuốn lá bùng phát mạnh trên diện rộng. Bây giờ, nhiều vạt lúa đã cháy trắng xóa, nếu không khẩn trương phun trừ thì chắc chắn sẽ khó tránh khỏi nguy cơ mất mùa...

Đầu vụ hè thu này, vợ chồng anh Chín Hương An triển khai gieo sạ 6 sào lúa bằng loại giống dài ngày Nhị ưu 838. Cách đây chừng nửa tháng, thấy ốc bươu vàng xuất hiện mỗi lúc một nhiều, sợ mùa màng thất bát nên mọi người phải túc trực thường xuyên ở ngoài đồng để bắt và tiêu hủy. Chưa kịp mừng vì ốc bươu vàng không còn gây hại thì hơn một tuần nay, anh Chín lại lao đao trước sự hoành hành ngày càng dữ dội của sâu cuốn lá.

Anh Chín lắc đầu: “Cuối tháng 6, thấy sâu cuốn lá gây hại rải rác, tui lập tức mua thuốc về xịt nhưng tình hình không giảm mà còn lan rộng. Chừ cây mạ đang đẻ nhánh rộ, nếu không tiêu diệt loại sâu nguy hiểm này thì sản lượng lúa tụt giảm mạnh là điều khó tránh khỏi, thậm chí mất trắng”.

Trao đổi với Tư tôi, ông Nguyễn Văn Chín - Trưởng phòng NN&PTNT Quế Sơn cho biết, 3 tuần trở lại đây, sâu cuốn lá bùng phát rất mạnh trên khắp các cánh đồng lúa của huyện. Tính đến thời điểm này tại 14 xã, thị trấn đã có ít nhất 150ha lúa non bị gây hại. Theo ông Chín, sâu cuốn lá thường nở rộ và gây hại trên phạm vi rộng vào giai đoạn lúa đẻ nhánh, làm đòng, trổ.

Để phòng trừ tốt, nông dân cần tích cực giám sát đồng ruộng, theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình. Thời kỳ lúa đẻ nhánh, chỉ nên phun thuốc khi mật độ sâu xuất hiện chừng 20 con/m2, bởi trong giai đoạn này nếu sâu gây hại với mật độ thấp thì thiệt hại không đáng kể vì cây lúa có khả năng tự bù đắp.

Còn ở thời kỳ lúa làm đòng và trổ, nếu sâu xuất hiện với mật độ 6 - 9 con/m2 thì phải phun thuốc bảo vệ thực vật để diệt trừ. ông Chínkhuyến cáo: “Quan sát đồng ruộng, nếu thấy bướm rộ nhiều thì bà con tiến hành phun thuốc sau đó khoảng 5 - 7 ngày để diệt sâu mới nở, cách này sẽ đem lại hiệu quả cao hơn”.


Có thể bạn quan tâm

Giá Tôm Sú, Tôm Thẻ Chân Trắng Tăng Nhẹ Trở Lại Giá Tôm Sú, Tôm Thẻ Chân Trắng Tăng Nhẹ Trở Lại

Tuần qua, giá tôm sú và tôm thẻ chân trắng các loại đồng loạt tăng giá khoảng 5.000 đồng/kg và có xu hướng tiếp tục tăng sau khi giảm giá hơn 10.000 đồng/kg vào cuối tháng 9 vừa qua. Trước tình hình này, nông dân có ao tôm nuôi chuẩn bị thu hoạch vô cùng phấn khởi bởi hứa hẹn một vụ tôm được mùa trúng giá.

28/10/2014
Tồn Kho Nhiều, Giá Bán Đường Tiếp Tục Giảm Tồn Kho Nhiều, Giá Bán Đường Tiếp Tục Giảm

Theo Cục chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối, tính đến ngày 15/10/2014, đã có 08/41 nhà máy đường đi vào sản xuất. Các nhà máy đã ép được 416 nghìn tấn mía, sản xuất được 36,8 nghìn tấn đường. So với cùng kỳ năm trước, lượng múa ép tăng 64 nghìn tấn, lượng đường tăng 7,1 nghìn tấn.

28/10/2014
Cam Vinh Chưa Chính Vụ Hà Nội Đã Loạn Hàng Giả Cam Vinh Chưa Chính Vụ Hà Nội Đã Loạn Hàng Giả

Những ngày cuối tháng 10, chị Vũ Thị Nga (đường Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội) vô cùng vui mừng khi lô cam Vinh đầu tiên ông ngoại gửi cho hai đứa trẻ nhà chị ra đến nơi. Ông nhắn, cam giờ vào mùa, hai tuần ông gửi cam ra một lần.

28/10/2014
Mô Hình Chăn Nuôi Heo Trên Đệm Lót Sinh Học Đem Lại Nhiều Lợi Ích Mô Hình Chăn Nuôi Heo Trên Đệm Lót Sinh Học Đem Lại Nhiều Lợi Ích

Sau thời gian tham quan học tập ở tỉnh Đồng Nai, anh Hải đã quyết định áp dụng mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học tại gia đình. Anh Hải chia sẻ: Nguyên liệu làm đệm lót sinh học là chất độn là trấu và mùn cưa sẵn có ở địa phương. Cách làm cũng khá đơn giản, trước tiên cần đổ 30 cm trấu cộng với 1 lớp men, sau đó lớp bên trên đổ 40cm mùn cưa.

28/10/2014
Chuyển Đổi Cây Điều Ở Đắk R’lấp Đang Gặp Khó Chuyển Đổi Cây Điều Ở Đắk R’lấp Đang Gặp Khó

Chuyển đổi những diện tích điều già cỗi, sâu bệnh sang trồng những loại cây khác phù hợp là một chủ trương đúng đắn của ngành Nông nghiệp tỉnh. Tuy nhiên, thực tế, công tác này ở huyện Đắk R’lấp đang đặt người nông dân và ngành chức năng, chính quyền cơ sở trước những khó khăn lớn.

28/10/2014