Rau Má Phá Thế Độc Canh

Đầu năm 2002, anh Thiện vào TP Huế tình cờ thấy người hái rau má để bán. Anh rất ngạc nhiên vì rau má là loại rau mọc hoang, thứ rau của nhà nghèo hái về nấu canh với ốc, tép. Anh hỏi, người đó nói rằng, rau má bán cho quán hàng xay sinh tố, ép lấy nước để uống, giá bán 4.000 - 5.000 đ/kg. Anh liền suy nghĩ, giá ấy cao hơn cả lúa gạo, tại sao mình không trồng thử?
Anh Thiện về trồng thử nghiệm cây rau má. Thấy hiệu quả kinh tế nhiều nhà trong làng cũng trồng theo. Theo anh, chỉ cần trồng một lần nhưng thu hoạch nhiều năm liền sau đó. Mỗi đợt thu hoạch chỉ cách nhau khoảng 20 ngày. Trung bình, mỗi sào rau thu hoạch 2 tạ/lứa, giá bán trung bình 4.000- 5.000 đ/kg, mỗi năm 10 lứa, như vậy mỗi sào rau má thu từ 8- 10 triệu đồng/năm.
Ngoài ra, không phải lo chuyện đầu ra của sản phẩm, khi thu hoạch được thương lái đến mua tại ruộng. Tại các siêu thị, nhà hàng, chợ ở TT -Huế đều thu mua rau má như một loại rau đặc sản. Nhờ hương vị đặc biệt thơm ngon và lại là thứ “rau sạch” nên rau má Phước Yên đã góp phần làm nổi tiếng các món ăn dân dã của Huế như bún bò, gỏi hải sản, lẩu thập cẩm, hến trộn, canh cá diếc…
Hiện nay Phước Yên có 315 hộ thì có tới trên 90% số hộ đều trồng rau má, có nhà trồng đến 5 sào (2.500 m2). Cây rau má đã phá thế độc canh lúa, trở thành vùng chuyên canh rau hàng hóa. Ông Ngô Tịnh cho biết: “Rau má chỉ trồng một lần nhưng có thể thu hoạch trong 10 năm. Ở chân đất bùn, có thể thu hoạch 1- 1,2 tấn/sào/lứa, còn đất khô đạt khoảng 500 kg/sào/lứa. Theo thông lệ cứ 3 tuần cắt rau bán một lần. Thời tiết càng nắng nóng thì rau má càng đắt hàng. Bình quân mỗi ngày làng Phước Yên bán ra khoảng 10 tấn rau má, không những tiêu thụ mạnh trong tỉnh, thương lái còn đưa đi bán ở tỉnh khác.
Có thể bạn quan tâm

Chính quyền và nhân dân xã Nhơn Hải (huyện Ninh Hải, Ninh Thuận) đang tập trung nỗ lực chống hạn bảo đảm sản xuất, ổn định đời sống. Nông dân địa phương “chắt chiu” nguồn nước hồ Ông Kinh, hệ thống nước ngầm được tưới tiết kiệm phục vụ hiệu quả canh tác nông nghiệp và chăn nuôi gia súc.

Theo thông tin từ Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Gia Lai, thời gian qua vùng nguyên liệu mía của Công ty cổ phần Mía đường-Nhiệt điện Gia Lai tại các huyện Phú Thiện, Ia Pa và thị xã Ayun Pa đã xuất hiện bệnh trắng lá mía gây hại với diện tích bị nhiễm bệnh trên 500 ha. Tập trung nhiều nhất là 2 huyện Phú Thiện và Ia Pa.

Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, tính đến cuối tháng 5, nước ta đã xuất khẩu được khoảng 2,2 triệu tấn gạo, đạt gần 1 tỷ USD.

Những năm trước, khi mủ cao su có giá thì nhiều người đổ xô đi trồng cao su, bất kể diện tích vượt quá quy hoạch chung của tỉnh. Hiện nay, khi “vàng trắng” hết thời, rớt giá thì lại xảy ra cảnh không ít chủ vườn cao su rong cành, tỉa nhánh, thậm chí là chặt bỏ toàn bộ vườn cây một thời “làm nên cơ nghiệp” của mình. Thực trạng này đang diễn ra ở nhiều nơi trong tỉnh Tây Ninh.

Ông Nguyễn Bé Năm - Trưởng Trạm BVTV huyện Lai Vung cho biết: “Việc rụng trái non trên cây quýt do cây bị thiếu dinh dưỡng, thời tiết thay đổi bất thường và sâu bệnh”. Khi cây thiếu dinh dưỡng thì sẽ không đủ sức nuôi trái nên phải rụng bớt để dồn sức nuôi một số trái còn lại.