Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhiều Giống Lúa Thay Thế IR 50404

Nhiều Giống Lúa Thay Thế IR 50404
Ngày đăng: 16/05/2012

Được ưa chuộng suốt thời gian qua, nhưng giống lúa IR 50404 đã bắt đầu biểu hiện nhiều nhược điểm...

Do đặc tính thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao lại dễ canh tác nên giống lúa IR 50404 thời gian qua được bà con nông dân các tỉnh ĐBSCL ưa chuộng. Tuy nhiên, qua thời gian, giống lúa này đã biểu hiện nhiều nhược điểm như ít kháng sâu bệnh, thân cây yếu, dễ bị ngã đổ…

Hơn nữa, do thị trường xuất khẩu thời gian qua không chuộng gạo phẩm chất thấp dẫn đến việc tiêu thụ IR 50404 càng khó khăn hơn. Trước tình hình đó, nhiều giống lúa mới được nghiên cứu, lai tạo với mục đích thay thế IR 50404 trên đồng ruộng.

TS Lê Văn Bảnh - Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL cho biết, Viện đã nghiên cứu sản xuất thành công một số giống lúa mới có thể thay thế IR 50404 với chất lượng gạo cao hơn, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu như tỷ lệ vỡ hạt thấp, gạo có độ trắng cao, thơm ngon...

Trong đó có thể kể đến OM4101, OM6561, OM5464, OM4218, OMCS10434, OM10424, OM6932, OM6904, OM11211, OM 4088, OM 4218. “Ngoài phẩm chất gạo được cải thiện, những giống lúa này còn có thể chống chịu được trước tình hình dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá để đảm bảo duy trì năng suất” - ông Bảnh cho biết thêm.

Các giống lúa này có thời gian sinh trưởng tương đương với giống IR 50404, tức khoảng 85 - 90 ngày, năng suất bình quân đạt từ 5 – 8 tấn/ha.

TS Huỳnh Quang Tín (Trường Đại học Cần Thơ) cho biết, trong Đề án “Bảo tồn đa dạng sinh học cộng đồng” do Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL, Trường Đại học Cần Thơ cùng với nông dân huyện Hòn Đất (Kiên Giang) phối hợp thực hiện, nông dân Nguyễn Văn Tính ở xã Mỹ Lâm, huyện Hòn Đất đã chọn tạo và nhân giống thành công giống lúa mới HĐ1.

Những đặc tính ban đầu sau khảo nghiệm cho thấy giống lúa này có thể dùng thay thế IR 50404 để sản xuất 3 vụ/năm. “HĐ1 là giống cực ngắn ngày, thời gian sinh trưởng chỉ khoảng 95 ngày. Năng suất HĐ1 cao tương tự giống IR 50404 nhưng ngon cơm hơn, cây cứng, có thể kháng rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá tốt, chịu mặn, chịu hạn tốt” - TS Tín thông tin thêm.

Cục Trồng trọt cũng cho biết, cơ quan này cũng đang thử nghiệm, theo dõi để tiến tới đưa ra sản xuất đại trà một số giống ngắn ngày phẩm chất tốt như BN2, MTL 560, MTL 547, MTL 480. Trong đó, BN2 có thời gian sinh trưởng khoảng 90 ngày, năng suất thực tế 7 – 7,5 tấn/ha vụ hè thu và 7,5 – 8 tấn trong vụ đông xuân.

Có thể bạn quan tâm

Viện Chăn nuôi nghiệm thu Dự án chăn nuôi gà tại Nghi Lộc Viện Chăn nuôi nghiệm thu Dự án chăn nuôi gà tại Nghi Lộc

Ngày 11/9, đoàn công tác của Viện Chăn nuôi thuộc Bộ NN&PTNT do ông Nguyễn Thanh Sơn - Viện trưởng làm trưởng đoàn đã tiến hành nghiệm thu Dự án chăn nuôi gà thịt lông màu đảm bảo an toàn sinh học tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.

15/09/2015
Xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh cúm gia cầm Xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh cúm gia cầm

UBND tỉnh Bình Dương vừa ban hành Kế hoạch số 3106/KH-UBND về việc xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh (ATDB) cúm gia cầm và Niu-cát-xơn (còn gọi là bệnh gà rù) đối với gà, hướng tới đạt yêu cầu xuất khẩu tại tỉnh Bình Dương giai đoạn 2015-2020.

15/09/2015
Sẽ hình thành khu trồng cỏ nuôi bò sữa tự nhiên tại huyện Mê Linh Sẽ hình thành khu trồng cỏ nuôi bò sữa tự nhiên tại huyện Mê Linh

UBND thành phố Hà Nội đã chấp thuận về chủ trương theo đề xuất của Sở Kế hoạch và đầu tư về việc bổ sung quy mô dự án “Thuê đất trồng cỏ nuôi bò sữa tự nhiên tại khu đất bãi ven sông Hồng (xã Văn Khê và Hoàng Kim, huyện Mê Linh)".

15/09/2015
Thử nghiệm thành công vắc-xin cúm trên chim trĩ Thử nghiệm thành công vắc-xin cúm trên chim trĩ

Sử dụng vắc-xin để tạo kháng thể giúp cho đàn gia cầm miễn nhiễm với virus cúm H5N1 là việc làm phổ biến được ngành thú y thực hiện hiệu quả trong những năm qua.

15/09/2015
Hiệu quả kỹ thuật gieo tinh nhân tạo cho Bò sữa bằng tinh phân biệt giới tính Hiệu quả kỹ thuật gieo tinh nhân tạo cho Bò sữa bằng tinh phân biệt giới tính

Theo kế hoạch tái cơ cấu ngành chăn nuôi, đến năm 2020, tồng đàn bò sữa của tỉnh Sóc Trăng sẽ tăng lên 17.800 con, (tăng hơn 10.000 con so với hiện nay). Do đó tỉnh đang xúc tiến các phương pháp tăng số lượng đàn bò sữa, chủ yếu bằng 2 cách là tăng cơ học và sinh học.

15/09/2015