Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Quảng Ninh Bảo Vệ Nguồn Lợi Ngán Dựa Vào Cộng Đồng

Quảng Ninh Bảo Vệ Nguồn Lợi Ngán Dựa Vào Cộng Đồng
Ngày đăng: 30/09/2014

Con ngán có giá trị kinh tế cao nhưng từ trước tới nay bà con ngư dân khai thác theo kiểu “ăn xổi ở thì”, không quan tâm tới việc bảo tồn nên nguồn lợi này có nguy cơ cạn kiệt cao.

Trước tình trạng này, Tiên Yên đã triển khai mô hình quản lý, khai thác nguồn lợi ngán tự nhiên dựa vào cộng đồng. Ban đầu, mô hình được thí điểm ở khu vực thôn Cái Khánh, xã Đông Hải, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Theo ông Lý Văn Giểng, Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Tiên Yên, thôn Cái Khánh, xã Đông Hải có khoảng 105ha vùng triều để khai thác ngán tự nhiên và các nguồn lợi hải sản khác.

Và Sở KH&CN đã phối hợp với các đơn vị tư vấn quy hoạch hơn 105ha diện tích quản lý, bảo vệ và khai thác bền vững nguồn lợi ngán tại thôn cái Khánh, xã Đông Hải, bao gồm 3 khu vực: Cồn Điệp, Mom Khánh và Cái Đá; đồng thời năm 2013, Sở đã triển khai mô hình quản lý nguồn lợi ngán tự nhiên dựa vào cộng đồng khu vực này.

Đây là mô hình điểm sẽ góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng dân cư trong công tác quản lý, bảo vệ và khai thác nguồn lợi ngán bền vững dựa vào cộng đồng, làm cơ sở rút kinh nghiệm triển khai cho các địa phương trên toàn địa bàn tỉnh.

Theo đó, tháng 8-2013, Ban quản lý (BQL) thôn Cái Khánh thành lập nhằm thực hiện nhiệm vụ tổ chức quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý, bảo vệ và khai thác bền vững nguồn lợi ngán được quy hoạch tại Cái Khánh, xã Đông Hải.

Ông Lương Văn Đài, trưởng thôn Cái Khánh cho biết: “Hoạt động của BQL thôn theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, bình đẳng, công khai và tự chịu trách nhiệm trước nhân dân trong thôn và pháp luật của Nhà nước.

Quy chế hoạt động, quy ước bảo vệ khu vực khai thác ngán tự nhiên, quy chế quản lý các cơ sở có tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh ngán đã được xây dựng và được đông đảo người dân trong thôn Cái Khánh đồng tình ủng hộ”. Để mô hình thực hiện, hiệu quả và thành công, BQL thôn Cái Khánh đã xây dựng một sa bàn khu vực mô hình đặt tại Nhà văn hoá của thôn.

Đây là công cụ tuyên truyền, đồng thời là công cụ hướng dẫn người dân tham gia mô hình. Bên cạnh đó, BQL thôn còn xây dựng 10 cọc mốc cảnh báo, báo hiệu khu vực quản lý, bảo vệ khai thác và nuôi ngán của thôn Cái Khánh.

Không những vậy, xã Đông Hải còn thành lập 1 tổ tuần tra có từ 7 - 10 thành viên, được nhân dân giới thiệu làm nhiệm vụ tuần tra bảo vệ khu vực thực hiện mô hình quản lý nguồn lợi ngán dựa vào cộng đồng thường xuyên và định kì.

Để việc triển khai mô hình được thuận lợi, Sở KH&CN đã phối hợp với đơn vị tư vấn hỗ trợ dụng cụ khai thác, con giống, dụng cụ bảo vệ bãi khai thác (tàu thuyền, cọc mốc, biển báo, bảng tin) cho xã Đông Hải. Chẳng hạn như: Hỗ trợ 20 bộ công cụ khai thác ngán (dụng cụ xăm chọc ngán, dụng cụ bảo hộ, ủng và găng tay, dụng cụ bảo quản như thùng xốp, túi lưới, sục khí...), hỗ trợ 1 đợt thả ngán giống và hỗ trợ 2 thuyền gỗ cho hoạt động tuần tra kiểm soát...

Ông Đào Quốc Thượng, Phó Chủ tịch UBND xã Đông Hải cho biết: “Đến nay, việc triển khai mô hình quản lý nguồn lợi ngán tự nhiên dựa vào cộng đồng tại thôn Cái Khánh, bước đầu đã làm thay đổi thái độ của người dân và chính quyền địa phương.

Người dân được nâng cao nhận thức về nhiều mặt như Luật Thuỷ sản, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, kỹ thuật khai thác. Những người lấn chiếm đất bãi triều đã chấp nhận tham gia vào mô hình và đóng góp hội phí.

Chúng tôi nhận thức được tầm quan trọng của mô hình trong sự phát triển kinh tế - xã hội hiện tại của huyện. Tại những khu vực được khoanh vùng quản lý bền vững nghề khai thác ngán, nguồn lợi ngán đã bắt đầu quay về với vùng bãi triều ven biển.


Có thể bạn quan tâm

Người Góp Phần Tích Cực Trong Việc Lai Tạo Đàn Bò Ở Tây Sơn (Bình Định) Người Góp Phần Tích Cực Trong Việc Lai Tạo Đàn Bò Ở Tây Sơn (Bình Định)

Sau hơn 20 năm làm nghề dẫn tinh viên, ông Võ Kỳ Nam, ở thôn Hòa Sơn, xã Bình Tường, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định giúp lai tạo, cho ra đời được vô số bò lai. Tốt nghiệp đại học năm 1990, với tấm bằng kỹ sư chăn nuôi - thú y, ông Nam về làm cán bộ thú y cơ sở tại địa phương. Năm 1995, ông đi học thêm lớp dẫn tinh viên phối giống bò tại Ba Vì (Hà Tây) và gắn bó với nghề này cho đến nay.

16/10/2014
Phòng, Chống Dịch Bệnh Cho Gia Súc Đừng Để “Mất Bò Mới Lo Làm Chuồng” Phòng, Chống Dịch Bệnh Cho Gia Súc Đừng Để “Mất Bò Mới Lo Làm Chuồng”

Cuối tháng 9 vừa qua, gia đình ông Phạm Văn Báo ở thôn Na Lang, xã Phong Minh (Lục Ngạn) có một con trâu thả rông trong rừng bị chết. Ông mang con trâu này về nhà thịt làm lây bệnh ra 3 con trâu và 6 con lợn của cả gia đình và các hộ cùng thôn.

16/10/2014
Quả Trứng Và Tem Vệ Sinh Thú Y Sửa Ngay Nếu Bất Lợi Cho Dân Quả Trứng Và Tem Vệ Sinh Thú Y Sửa Ngay Nếu Bất Lợi Cho Dân

Tại hội nghị đổi mới kinh tế hợp tác trong nông nghiệp do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 14/10, ông Phạm Quốc Ân, Chủ nhiệm HTX chăn nuôi Quý Hiền (huyện Bảo Thắng, Lào Cai) nêu ra một thực tế về thủ tục hành chính đang “hành” HTX.

16/10/2014
Vicofa Lại Muốn Tạm Trữ 200.000 Tấn Cà Phê Vicofa Lại Muốn Tạm Trữ 200.000 Tấn Cà Phê

Khác với những năm trước, đầu vụ cà phê 2014 - 2015 giá cà phê nội địa và quốc tế có xu hướng tăng. Thế nhưng Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (Vicofa) cho biết, Vicofa vẫn sẽ kiến nghị Chính phủ tạm trữ 200.000 tấn cà phê trong niên vụ này để hỗ trợ giá cho nông dân.

16/10/2014
Phòng, Diệt Sâu Hại Mía Phải Dập Tắt Và Ngăn Dịch Quay Lại Phòng, Diệt Sâu Hại Mía Phải Dập Tắt Và Ngăn Dịch Quay Lại

Việc phòng trừ sâu đục thân mía nói chung, loài sâu đục thân mía 4 vạch đầu nâu mới nói riêng là hết sức khó khăn. Lý do là cây mía có sinh khối lớn, cây cao, to, thời gian sinh trưởng kéo dài, lại thường được thâm canh, trồng dày, lưu gốc nhiều năm.

16/10/2014