Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Quan Trọng Nhất Là Giống Tốt

Quan Trọng Nhất Là Giống Tốt
Ngày đăng: 05/12/2011

Vụ tôm năm nay nhiều nơi thắng lớn, kể cả vụ ba, tuy nhiên, niềm vui này không trọn vẹn, vì chỉ tôm thẻ chân trắng thắng, còn nuôi tôm sú lại tiếp tục thất bại. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Văn Tình, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia.

Thực tế vụ nuôi tôm năm nay, tôm sú thất bại, trong khi tôm thẻ chân trắng đã thắng lớn. Theo ông, lý do vì sao?

Bà Đặng Thị Hồng, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Bình Đại, Bến Tre: Tổng diện tích nuôi tôm biển thâm canh và bán thâm canh quay vòng của huyện đến thời điểm này là 4.782 ha, trong đó tôm thẻ chân trắng 1.888 ha. Đặc biệt, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng tăng 1.335 ha. Đến nay, sản lượng nuôi thủy sản đã thu hoạch 23.394 tấn, trong đó tôm nuôi đạt 15.894 tấn, năng suất bình quân tôm sú thâm canh đạt 5,5 tấn/ha, tôm thẻ đạt 10 tấn/ha. Do giá tôm ổn định nên đa số các hộ nuôi đều có lãi, cá biệt nhiều hộ lãi trên 500 triệu đồng. Đặc biệt tôm thẻ chân trắng nuôi khá hiệu quả, thời gian nuôi ngắn chỉ từ 2 – 2,5 tháng, năng suất bình quân 10 tấn/ha/vụ, cá biệt có hộ đạt 15 - 17 tấn/ha/vụ.

Ông Nguyễn Văn Khởi, Phó giám đốc Sở NN&PTNT Sóc Trăng: Ngành nông nghiệp Sóc Trăng khuyến cáo “tôm sú vẫn là cái gốc”. Con tôm thẻ tuy hiệu quả nhưng về lâu về dài thì vấn đề đầu ra là một bài toán khó.

Năm nay, con tôm thẻ chân trắng được mùa là do nhiều yếu tố, trong đó, nổi bật lên hai điểm. Thứ nhất là do năm nay hầu hết giống tôm thẻ đều là giống tốt, tôm bố mẹ sạch bệnh, khi tôm giống tốt sẽ quyết định thắng lợi đến trên 50%. Hơn nữa, vùng trong Nam nuôi tôm thẻ trúng cũng hơn, đặc biệt là những vùng nuôi tôm sú cũ chuyển sang (mọi năm ta quan điểm là tôm thẻ nuôi ở miền Trung tốt hơn). Thứ hai là năm nay thời tiết thay đổi thất thường, nhưng con tôm thẻ thể hiện khả năng chống chịu với môi trường tốt hơn, thích nghi với độ mặn tốt (từ 10-20‰). Hơn nữa, kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng không phức tạp bằng nuôi tôm sú, đặc biệt là đối với những người đã nhiều năm nuôi tôm sú.

Vậy trong đó liệu còn nguyên do là nuôi tôm thẻ thời gian ngắn hơn nuôi tôm sú, nên mức độ rủi ro cũng thấp hơn không, thưa ông?

Cũng không hẳn thế, vì thời gian nuôi tôm thẻ và tôm sú chênh nhau chỉ khoảng 1-2 tháng. Đối với tôm thẻ, mặc dù thời gian ngắn hơn nhưng mức đầu tư lại lớn hơn. Do vậy, chỉ có những người có tiềm năng về kinh tế, nắm vững kỹ thuật mới dám đầu tư. Đương nhiên, năng suất tôm thẻ cũng rất cao, trung bình là từ 10-15 tấn/ha. Thêm nữa, mức độ nuôi tôm thẻ ít rủi ro hơn vì môi trường nuôi không khắc nghiệt như tôm sú, mật độ nuôi cao nhưng lại ít bệnh hơn.

Năm nay, cũng do thắng lợi lớn nên nhiều người đã tranh thủ thả tôm lấp vụ, theo ý kiến của ông có nên hay không và người dân nên lựa chọn tôm sú hay tôm thẻ?

Có thả tôm lấp vụ hay không cũng phụ thuộc vào từng vùng (vùng đó có làm đồng loạt hay chỉ một vài hộ), tuy nhiên, dù là tôm thẻ hay tôm sú cũng chỉ nên nuôi tối đa là 2 vụ/năm, bởi còn phải cho đất được nghỉ ngơi. Và đối với tôm thẻ chân trắng thì chỉ nuôi được thâm canh, còn tôm sú thì từ quảng canh đến quảng canh cải tiến. Nếu những người có vốn thấp thì nên lựa chọn thả tôm sú, vì chi phí đầu tư thấp hơn, nên rủi ro cũng thấp hơn.

Thả lấp vụ hay thả chính vụ quan trọng nhất vẫn là phải lựa chọn được giống tốt, có như vậy mới đảm bảo được thắng lợi, tránh đến mức thấp nhất những thiệt hại có thể

Trân trọng cảm ơn ông!


Có thể bạn quan tâm

Thêm Mô Hình Sản Xuất Rau An Toàn Ở Thành Phố Việt Trì Thêm Mô Hình Sản Xuất Rau An Toàn Ở Thành Phố Việt Trì

Những năm gần đây, do quá trình đô thị hoá diện tích đất nông nghiệp của xã Sông Lô, thành phố Việt Trì ngày càng thu hẹp, chính quyền địa phương đã chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp, trong đó vùng sản xuất rau an toàn là một trong những hướng đi mới giúp nông dân nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đồng thời đáp ứng nhu cầu về thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng.

19/12/2014
Hơn 300 Nông Dân Tham Gia Hơn 300 Nông Dân Tham Gia "Lớp Học Đồng Ruộng" Đầu Tiên

Trong thời gian 3 tháng, những nông dân nòng cốt tại các địa phương này tập trung học theo chu kỳ phát triển của cây trồng ngay trên đồng ruộng. Hình thức tổ chức lớp học thực tế theo nhóm nhằm giúp người nông dân hiểu được việc canh tác theo phương thức sinh thái, thâm canh tiên tiến nhằm tăng năng suất, chất lượng nông sản.

19/12/2014
Nuôi Trâu Lấy Thịt Nuôi Trâu Lấy Thịt

Thực tế tại nhiều địa phương của Đại Lộc như: Đại Hồng, Đại Chánh, Đại Sơn, Đại Hưng… trâu là vật nuôi được bà con chú trọng. Việc nuôi trâu để tạo sức kéo, cày bừa không còn được quan trọng mà tạo sản phẩm hàng hóa mới là vấn đề cốt lõi tại các địa phương này.

19/12/2014
Minh Long Khôi Phục Cây Chè Truyền Thống Minh Long Khôi Phục Cây Chè Truyền Thống

Trong cơn mưa phùn nhỏ hạt, chúng tôi lội suối, rồi men theo triền đồi tìm đến rẫy chè của anh Đinh Văn Châm ở thôn Mai Lãnh Hữu, xã Long Mai, đúng vào lúc hai vợ chồng anh đang trồng chè theo mô hình trồng mới giống chè địa phương do Trung tâm khuyến nông huyện Minh Long thực hiện nhằm khôi phục lại cây chè xanh Minh Long.

19/12/2014
Chuyển Đổi Cây Trồng Trên Đất Vườn Và Gò Đồi Hy Vọng Mới Ở Giống Cây Cũ Chuyển Đổi Cây Trồng Trên Đất Vườn Và Gò Đồi Hy Vọng Mới Ở Giống Cây Cũ

Ông Nguyễn Thanh Hiệp- Trưởng Trạm Khuyến nông huyện Ba Tơ cho biết, nguyên nhân khiến trái dứa không còn được chuộng ở địa phương nữa là do chất lượng giống thoái hóa. Người dân bỏ lâu không chăm sóc, không trồng lại giống mới dẫn đến năng suất thấp, chất lượng kém, trái có vị chua...

19/12/2014