Quản Lý Và Phát Triển Nhãn Hiệu Tập Thể Chè Trại Cài

Đây là Quyết định mới được UBND tỉnh phê duyệt ngày 20-8. Kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ này là gần 90 triệu đồng, được trích từ nguồn sự nghiệp khoa học năm 2013của tỉnh. Theo đó, UBND tỉnh giao cho Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện nhiệm vụ.
Với hương thơm, vị đượm, chè Trại Cài (Đồng Hỷ) được người tiêu dùng biết đến hơn 30 năm nay. Vùng chè này có khoảng 600ha, trong đó 400ha tập trung ở xã Minh Lập, 200ha tập trung ở xã Hòa Bình. Nhằm nâng cao năng suất, chất lượng chè, ngoài việc chuyển đổi giống chè bằng cách phá bỏ những diện tích chè Trung du già cỗi và trồng thay thế vào đó các giống chè lai như LDP1, Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên, chè Nhật…,
hiện nay, người dân ở khu vực này đang sản xuất trên 30ha chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt). Việc ra quyết định quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “chè Trại Cài” vào thời điểm tỉnh ta sắp tổ chức Festival Trà Thái Nguyên – Việt Nam lần thứ hai, năm 2013 sẽ giúp sản phẩm của vùng chè đặc sản này không bị làm giả, làm nhái, có được vị trí “xứng tầm” trên thị trường.
Có thể bạn quan tâm

Đây là một trong năm loại rau của VN gồm húng quế, cần tây, ngò gai, khổ qua và ớt (các loại) mà Cục Bảo vệ thực vật tạm ngưng cấp phép xuất khẩu sang EU kể từ ngày 7-5 vừa qua

Trong những năm gần đây, tình hình dịch cúm gia cầm bùng phát nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về kinh tế và môi trường. Ba Tri là một trong những điểm nóng xảy ra dịch cúm của tỉnh Bến Tre.

Bước vào trại nuôi ếch của Nguyễn Thế Khoa (38 tuổi) ở ấp Tân Quới, xã Tân Hòa, TP.Vĩnh Long (Vĩnh Long) đã nghe dàn “đồng ca” miền quê vang um.

Trang trại trồng tiêu của ông Nguyễn Ngọc Ân (thôn Thạch Xuyên, Duy Thu, Duy Xuyên - Quảng Nam) không còn xa lạ với người dân nơi đây khi ông dám “liều” đưa cây tiêu về vùng đất mới…

Lâu nay, nông dân ở huyện Đồng Xuân (Phú Yên) trồng sắn theo phương thức quảng canh là chủ yếu nên năng suất thấp; đồng thời còn làm đất bị rửa trôi bạc màu, hoang hóa. Để sử dụng hợp lý tài nguyên đất canh tác sắn, Phòng NN-PTNT huyện Đồng Xuân phối hợp với Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ triển khai mô hình trồng đậu phộng xen sắn trên đất đồi liên tục qua 4 vụ, chẳng những đã khắc phục được những tồn tại trên mà còn cho hiệu quả kinh tế cao.