Xây Dựng Mô Hình Chăn Nuôi Vịt An Toàn Sinh Học Trên Địa Bàn Huyện Ba Tri (Bến Tre)

Trong những năm gần đây, tình hình dịch cúm gia cầm bùng phát nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về kinh tế và môi trường. Ba Tri là một trong những điểm nóng xảy ra dịch cúm của tỉnh Bến Tre.
Việc đổi mới phương thức chăn nuôi gia cầm nói chung và thủy cầm nói riêng theo hướng khép kín, bền vững và an toàn sinh học là cấp bách và hết sức cần thiết. Trước tình hình đó, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ba Tri chủ trì thực hiện Dự án “Xây dựng mô hình nuôi vịt an toàn sinh học trên địa bàn huyện Ba Tri”, với mục tiêu xây dựng các mô hình chăn nuôi vịt thương phẩm, vịt đẻ thương phẩm an toàn sinh học trên địa bàn huyện Ba Tri.
Qua 24 tháng thực hiện, Dự án đạt được mục tiêu, nội dung đề ra. Cụ thể, đã xây dựng và hoàn thiện 4 mô hình chăn nuôi khép kín gồm: vịt thịt - cá, vịt thịt - lúa - cá (đạt tỷ suất lợi nhuận 3,18% - 6,70%/tháng so với vốn đầu tư); vịt đẻ - cá, vịt đẻ - lúa - cá (đạt tỷ suất lợi nhuận 1,62 - 2,41%/tháng so với vốn đầu tư) theo hướng an toàn sinh học với 12 điểm trình diễn (quy mô 500 con/điểm). Ngoài ra, thông qua Dự án đã đào tạo 12 cán bộ địa phương, 40 hộ nông dân thành thạo quy trình công nghệ chăn nuôi vịt an toàn sinh học. Sau khi kết thúc Dự án, các cán bộ được đào tạo đủ khả năng chuyển giao quy trình kỹ thuật cho người dân.
Dự án vừa được Hội đồng Khoa học và Công nghệ nghiệm thu, với kết quả xếp loại khá.
Có thể bạn quan tâm

Ngoài 2 vụ lúa chính trong năm, 5 năm trở lại đây gia đình chị Nguyễn Thị Toàn, thôn Nghĩa Xá, xã Nghĩa Đạo, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh đã có nguồn thu nhập ổn định từ mô hình trồng nấm sạch.

Sử dụng phương pháp sạ hàng có nhiều ưu điểm như: giảm được lượng giống so với sạ lan khoảng 5 - 10 kg/công, sạ hàng dễ chăm sóc, ít sâu bệnh, chi phí giảm, nhưng năng suất từ bằng đến cao hơn sạ lan. Ngoài ra, sạ hàng khi bị mưa dập thì tỷ lệ chết giống cũng ít hơn sạ lan.

Tuy nhiên, có nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động khai thác thủy sản trên biển hiện nay, nhất là tổn thất sau thu hoạch khá cao, từ 20-30% giá trị sản phẩm; các mô hình liên kết trong sản xuất hiện có của tỉnh do ngư dân tự nguyện hình thành nên tính liên kết thiếu bền vững.

Tại khu rẫy trồng ca cao xen chuối và dừa của gia đình ông Lê Công Hậu (thôn Xuân Phú 1, xã Suối Tiên, huyện Diên Khánh, Khánh Hòa), những cây ca cao còn thấp nhưng đã có trái. Gia đình ông Hậu là một trong số các hộ dân được đầu tư trồng thử nghiệm cây ca cao khi tham gia đề tài cấp tỉnh “Ứng dụng trồng cây ca cao tại Khánh Hòa (giai đoạn 1)” do Thạc sĩ Hoàng Vinh (Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ) làm chủ nhiệm.

Vụ đông năm nay, nông dân huyện Tân Yên (Bắc Giang) liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh trồng 106 ha dưa chuột bao tử xuất khẩu, tăng hơn 60 ha so với cùng kỳ năm ngoái. Phần lớn dưa bao tử được trồng tập trung với diện tích từ 4 - 7 ha/vùng.