Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Đậu Phộng Xen Sắn, Hiệu Quả Thấy Rõ Ở Phú Yên

Trồng Đậu Phộng Xen Sắn, Hiệu Quả Thấy Rõ Ở Phú Yên
Ngày đăng: 09/12/2012

Lâu nay, nông dân ở huyện Đồng Xuân (Phú Yên) trồng sắn theo phương thức quảng canh là chủ yếu nên năng suất thấp; đồng thời còn làm đất bị rửa trôi bạc màu, hoang hóa. Để sử dụng hợp lý tài nguyên đất canh tác sắn, Phòng NN-PTNT huyện Đồng Xuân phối hợp với Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ triển khai mô hình trồng đậu phộng xen sắn trên đất đồi liên tục qua 4 vụ, chẳng những đã khắc phục được những tồn tại trên mà còn cho hiệu quả kinh tế cao. 
Thống kê của Phòng NN-PTNT huyện Đồng Xuân, diện tích trồng sắn toàn huyện trong năm nay có 4.100 ha, năng suất đạt 18,5 tấn/ha, sản lượng 75.850 tấn. Tuy năng suất sắn có tăng so với những năm trước đây nhưng chưa tương xứng tiềm năng. Chính vì vậy, chọn được giống sắn chất lượng và canh tác bền vững theo cách xen canh với cây đậu phộng thì năng suất, chất lượng củ sắn sẽ nâng cao làm tăng hiệu quả sản xuất và thu nhập cho nông dân, đồng thời giữ cho đất không bị bạc màu.

Năm 2012 là lần thứ 4 liên tiếp, mô hình trồng đậu phộng xen sắn được thử nghiệm trên 2,5 ha tại xã Xuân Phước bằng giống đậu phộng LDH.01 và đậu lỳ (một giống đậu địa phương) được trồng xen với giống sắn SM 2075-18, KM 98-5, NA1 và BKA 900. Kết quả, mô hình cho thu nhập 67,3 triệu đồng/ha, so với trồng sắn thuần chỉ đạt 30,5 triệu đồng/ha; lãi ròng của mô hình trên 50 triệu đồng/ha. Năng suất của giống đậu phộng LDH.01 đạt 17,2 tạ/ha, trong khi đó giống đậu thuần chỉ gần 11 tạ/ha. Cũng qua mô hình này, năng suất sắn của các giống mới trồng khảo nghiệm dao động từ 27,2-40,5 tấn/ha, trong khi đó năng suất sắn giống KM94 (đối chứng) chỉ đạt từ 25-30 tấn/ha. Điều đáng quan tâm là hàm lượng tinh bột sắn trong mô hình đạt từ 25,2-26,5%, còn giống sắn KM94 chỉ đạt 23% độ bột. Cũng qua công tác khảo nghiệm, Phòng NN-PTNT huyện Đồng Xuân đã chọn các giống sắn SM 2075-18, KM 98-5, NA1 và BKA 900 thay thế giống KM94 bị bệnh chổi rồng.

Ông Lương Sơn ở thôn Phước Hòa (xã Xuân Phước), một nông dân tham gia mô hình, cho biết: Mô hình này không những nâng cao hiệu quả kinh tế mà còn bổ sung vào đất một lượng chất hữu cơ từ cây đậu phộng hạn chế thoái hóa đất. Khi trồng đậu phộng xen với sắn, cả hai loại cây này đều sinh trưởng, phát triển tốt, ít bị sâu bệnh, ít cỏ dại hơn. Còn ông Lê Duy Trinh ở thôn Phú Hội (xã Xuân Phước) cũng thực hiện mô hình cho rằng: Trồng đậu phộng xen sắn trên đất gò đồi cho năng suất, chất lượng cao. Mô hình này làm thay đổi tập quán trồng trọt của bà con nông dân, hạn chế trồng sắn thuần vì có chi phí cao do bón nhiều phân.

Ông Nguyễn Văn Tri, Phó phòng NN-PTNT huyện Đồng Xuân cho biết: “Huyện Đồng Xuân có địa hình đồi dốc lớn, mùa mưa dễ xói mòn. Nhiều vùng gò đồi qua trồng sắn một thời gian, đất bị rửa trôi, khó canh tác dẫn đến bỏ hoang. Với kỹ thuật trồng đậu phộng xen sắn đã cải thiện được vấn đề xói mòn, rửa trôi đất. Phát huy hiệu quả của mô hình, huyện đã tổ chức tập huấn cho 100 hộ nông dân để họ hiểu ý nghĩa, vai trò của việc trồng đậu phộng xen sắn, đồng thời nắm vững kỹ thuật thâm canh 2 loại cây trồng để cho hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, chúng tôi tổ chức hội thảo đầu bờ nhằm đánh giá hiệu quả của việc trồng đậu phộng xen sắn bằng giống mới để người nông dân chứng kiến tận mắt những thành quả mà mô hình mang lại”.

Còn tiến sĩ Nguyễn Thanh Phương, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ cho rằng: “Trồng đậu phộng xen sắn, trước mắt tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị canh tác, còn về lâu dài là hướng đến sản xuất bền vững. Vì sau khi thu hoạch đậu phộng, một phần thân và lá dùng để che phủ gốc sắn nhằm duy trì độ ẩm và trả lại chất hữu cơ cho đất, một phần được sử dụng để ủ và chế biến thành thức ăn vỗ béo bò. Từ kết quả mô hình trồng đậu phộng xen sắn ở huyện Đồng Xuân, chúng tôi đề nghị ngành Nông nghiệp tỉnh Phú Yên đưa vào cơ cấu giống cây trồng, nhân rộng mô hình để nông dân canh tác bền vững”.


Có thể bạn quan tâm

167 hộ phát triển mô hình con nuôi đặc sản 167 hộ phát triển mô hình con nuôi đặc sản

Thực hiện chuyển dịch cơ cấu con nuôi có giá trị kinh tế cao, xã Thiệu Hợp đã tổ chức cho một số hộ dân học tập kinh nghiệm mô hình nuôi con nuôi đặc sản: rùa, ba ba, rắn, nhím...

05/10/2015
Ứng dụng khoa học công nghệ trong chăn nuôi Hiệu quả kép Ứng dụng khoa học công nghệ trong chăn nuôi Hiệu quả kép

Ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) vào chăn nuôi không những giúp người chăn nuôi giảm chi phí đầu tư, tăng sức đề kháng cho vật nuôi, mà còn góp phần cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước do chất thải trong chăn nuôi gây ra...

05/10/2015
Doanh nghiệp ngành nông nghiệp ĐBSCL củng cố nội lực để vững vàng hội nhập đổi mới sáng tạo Doanh nghiệp ngành nông nghiệp ĐBSCL củng cố nội lực để vững vàng hội nhập đổi mới sáng tạo

Kỳ cuối: Đổi mới sáng tạo Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có hơn 70% dân số tham gia hoạt động nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và các ngành liên quan.

05/10/2015
Biện pháp xử lý rơm rạ để hạn chế lúa bị ngộ độc hữu cơ Biện pháp xử lý rơm rạ để hạn chế lúa bị ngộ độc hữu cơ

Do nắng hạn nên vụ lúa Hè – Thu năm 2015 trên địa bàn thành phố Tân An (Long An) gieo sạ trễ hơn dự tính. Tính đến ngày 23 tháng 9, diện tích thu hoạch khoảng 2.000 ha trên diện tích 2.895 ha gieo sạ.

05/10/2015
Thu hoạch lúa bằng tay thất thoát gần 1 triệu đồng/công Thu hoạch lúa bằng tay thất thoát gần 1 triệu đồng/công

Nông dân huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đã thu hoạch được 3.700ha lúa Thu đông, chiếm 40% diện tích đã xuống giống.

05/10/2015