Phù Cát (Bình Định) phát triển kinh tế thủy sản

Ngoài ra, các xã ven biển trong huyện cũng đã thành lập được 21 tổ đoàn kết với 88 tàu tham gia hỗ trợ khai thác đánh bắt trên biển.
Triển khai thực hiện Nghị định 67 của Chính phủ, huyện Phù Cát đã có 10 trường hợp ngư dân xin vay vốn đóng mới tàu, đã được tỉnh phê duyệt. Trong đó có 7 ngư dân ở xã Cát Khánh đã ký kết hợp đồng với Công ty Công nghiệp tàu thủy Nam Triệu đóng mới tàu vỏ sắt, gồm 2 tàu làm dịch vụ, 3 tàu làm nghề lưới vây, 2 tàu làm nghề chụp mực. Mỗi tàu đóng mới có kinh phí đầu tư từ 14,5 đến 19,3 tỉ đồng.
Trong 4 tháng đầu năm 2015, ngư dân trong huyện đã bám biển đánh bắt gần 11.100 tấn hải sản các loại, đạt 31,7% kế hoạch năm, đồng thời khai thác được 89.000 con tôm hùm giống. Bên cạnh việc vận động ngư dân bám biển khai thác đánh bắt hải sản, ngành chức năng của huyện cũng hướng dẫn ngư dân cải tạo ao đìa đưa vào nuôi thủy sản. Ngoài diện tích nuôi quảng canh cải tiến, nuôi hỗn hợp các loại tôm cá, toàn huyện có 41,5 ha nuôi tôm thâm canh, dưới hình thức nuôi công nghệ cao, chủ yếu ở Cát Hải 33,5 ha và Cát Khánh 8 ha.
Có thể bạn quan tâm

Dự án “Thử nghiệm mô hình nuôi cua đồng thương phẩm trong ao đất và ruộng lúa tại huyện Đất Đỏ”, do Hội Nông dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chủ trì thực hiện đã xây dựng được một quy trình công nghệ nuôi cua đồng phù hợp với điều kiện của tỉnh, giúp nông dân, đặc biệt là nông dân nghèo có thể áp dụng.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, nhờ tình hình thời tiết thuận lợi, Nhà nước tiếp tục hỗ trợ cho ngư dân đánh bắt xa bờ nên nhiều tàu thuyền đã vươn khơi bám biển. Qua đó, sản lượng thủy sản khai thác đạt hơn 52.000 tấn, bằng 61% kế hoạch năm 2013.

Huyện Cai Lậy (Tiền Giang) đang thí điểm ương cá tra giống theo hướng an toàn sinh học, nhằm cải thiện chất lượng con giống đáp ứng nhu cầu nuôi cá tra xuất khẩu. Toàn huyện có 350 ha ương cá giống, trong đó diện tích ương cá tra giống chiếm khoảng 30%, chủ yếu ở xã Thạnh Lộc, Mỹ Thành Bắc và Tân Hội.

Trong 2 tháng trở lại đây, giá gà thịt, gà giống trên địa bàn Bình Định liên tục giảm mạnh làm cho người chăn nuôi bị thua lỗ nặng. Nhiều trang trại, gia trại phải bỏ trống chuồng nuôi vì không còn vốn để tái đàn...

Gà Đông Tảo (hay còn gọi là gà Đông Cảo) có nguồn gốc lâu đời tại xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu (Hưng Yên). Đây là giống gà quý hiếm, từng là vật tiến vua. Hiện nay, giống gà này đã được nuôi rộng rãi ở các các tỉnh phía Bắc và gần đây là khu vực tỉnh Đồng Nai. Tại Tây Ninh cũng đã xuất hiện một số hộ dân đầu tư và nuôi thử nghiệm giống gà mới này. Tuy bước đầu nuôi thử nghiệm nhưng thực tế đã cho thấy được hiệu quả kinh tế mà giống gà này mang lại.