Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phòng trừ bọ nhảy hại rau

Phòng trừ bọ nhảy hại rau
Ngày đăng: 30/09/2015

Do chúng có khả năng di chuyển rất nhanh, nếu phun thuốc ở ruộng này thì chúng lại nhảy sang ruộng khác gây hại, nên việc phòng trừ bằng việc sử dụng thuốc BVTV là rất hạn chế.

Để phòng trừ có hiệu quả bọ nhảy, cần phải tiêu diệt chúng khi còn ở giai đoạn ấu trùng (sâu non), nhộng trong đất bằng các biện pháp canh tác tổng hợp.

Qua quá trình thực nghiệm, triển khai mô hình cũng như đúc kết từ thực tế, Chi cục BVTV Hà Nội giới thiệu tới người trồng rau một loạt biện pháp phòng trừ tổng hợp bọ nhảy mang lại hiệu quả rất tích cực.

Đầu tiên, sau khi thu hoạch rau, bà con cần thu dọn sạch toàn bộ tàn dư cây trồng trên ruộng đem tiêu huỷ để tránh lây lan mầm bệnh cũng như trứng và ấu trùng từ vụ trước sang vụ sau.

Làm tốt biện pháp này là góp phần giảm được lượng bọ nhảy đáng kể. Sau khi dọn sạch tàn dư, biện pháp quan trọng, đơn giản và hiệu quả nhất trong việc loại trừ bỏ nhảy hiện nay chính là bơm nước ngâm ruộng.

Yêu cầu kỹ thuật bắt buộc khi ngâm là nước phải ngập mặt luống. Ngâm nước liên tục trong khoảng từ 5 - 7 ngày, sau đó tháo hết nước chờ tới khi ruộng ráo nước tiến hành xới xáo toàn bộ ruộng.

Sau đó để ruộng dưới trời có nắng từ 2 - 3 hôm để tiêu diệt hết phần lớn lượng trứng và ấu trúng bọ nhảy có trong đất.

Song song với quá trình ngâm nước, phơi nắng ruộng, bà con nông dân cần nhanh chóng tiến hành quây nilon xung quanh ruộng để ngăn bọ nhảy từ thửa ruộng khác di cư sang.

Đặc biệt lưu ý chiều cao nilon phải đạt từ 1 - 1,2 m để bọ nhảy không từ ngoài vào được ruộng.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, bọ nhảy phá hoại các cây họ thập tự thường là loài bọ nhảy sọc cong. Điều khó chịu nhất với rau họ thập tự khi bị bọ nhảy cắn là chất lượng giảm, mẫu mã rất xấu do tạo thành những lỗ lỗ chỗ trên lá nên khi bán rất mất giá.

Và biện pháp kỹ thuật cuối cùng, bà con chuẩn bị từ 25 - 30 kg vôi bột/sào, trộn đều trong đất trước khi gieo trồng lứa rau mới.

Việc làm này giúp loại bỏ gần như cơ bản nhộng và trứng của bọ nhảy còn sót lại sau khi tiến hành một loạt biện pháp kỹ thuật phòng trừ đã kể trên.

Ngoài những biện pháp phòng trừ cơ bản trên, nếu có điều kiện bà con nông dân nên luân canh các loại cây trồng để "cắt cầu" bọ nhảy.

Theo đó, thời vụ gieo trồng và thu hoạch cải trong từng khu vực không nên kéo dài, vì sẽ tạo điều kiện cho bọ nhảy gây hại liên tục.

Tốt nhất từng cánh đồng nên luân canh cải với các cây khác họ. Không trồng các loại rau thuộc họ thập tự liên tục trong nhiều năm trên một khu ruộng, thỉnh thoảng nên luân canh với những cây khác như ngò, hành, dưa leo, bầu, bí mướp, thậm chí là lúa nước.

Biện pháp này nếu được nhiều chủ ruộng cùng thực hiện trên diện rộng sẽ mang lại kết quả cao.

Khi thu hoạch nên để lại một diện tích nhỏ ở giữa ruộng, thu hút bọ nhảy tập trung vào đó rồi phun xịt thuốc hủy diệt (bỏ cả rau), hạn chế mật độ bọ nhảy cho các vụ sau.

Theo khuyến cáo của Chi cục BVTV Hà Nội, đối với các vùng rau chuyên canh có thể làm đồng loạt trên toàn cánh đồng thì không phải quây nilon vừa tốn kém, mất thời gian SX mà vẫn phòng trừ tốt bọ nhảy.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Nuôi Heo Rừng Lai Cho Thu Nhập Gần 31 Triệu Đồng/hộ Ở Đồng Xuân (Phú Yên): Mô Hình Nuôi Heo Rừng Lai Cho Thu Nhập Gần 31 Triệu Đồng/hộ Ở Đồng Xuân (Phú Yên):

Phòng Kinh tế hạ tầng và Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Đồng Xuân (Phú Yên) vừa phối hợp tổ chức tổng kết mô hình chăn nuôi heo rừng lai tại xã Xuân Quang 3 và thị trấn La Hai.

09/04/2013
Tăng Cường Chỉ Đạo Nuôi Tôm Chân Trắng Vụ 2 Năm 2013 Tăng Cường Chỉ Đạo Nuôi Tôm Chân Trắng Vụ 2 Năm 2013

Năm 2013, toàn tỉnh Nam Định có 486ha nuôi tôm chân trắng, tăng 188ha so với năm 2012, hình thành nhiều vùng nuôi tập trung tại các huyện Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng. Các vùng nuôi cơ bản đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật như hệ thống thủy lợi, cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

09/07/2013
Cải Tạo Vườn Cà Phê “Tín Hiệu” Đáng Mừng Ở Lâm Đồng Cải Tạo Vườn Cà Phê “Tín Hiệu” Đáng Mừng Ở Lâm Đồng

Phát biểu tại buổi làm việc với Đảng uỷ và UBND xã Gung Ré (huyện Di Linh - Lâm Đồng) mới đây, TS Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, cho biết: Hiện nay, toàn tỉnh đã cải tạo vườn cà phê (ghép chồi hoặc trồng tái canh) bằng các giống cà phê đầu dòng được 18.000 ha. Đây là một “tín hiệu” rất đáng mừng. Bảo Lâm là địa phương đi đầu, có phong trào cải tạo vườn cà phê khá nhất. Di Linh và các địa phương khác cần học kinh nghiệm của Bảo Lâm để từng bước nâng cao hiệu quả canh tác cà phê.

12/04/2013
Trồng Chanh Mang Lại Thu Nhập Cao Trồng Chanh Mang Lại Thu Nhập Cao

Những ngày gần đây, thời tiết nắng nóng kéo dài kéo theo nhu cầu tiêu thụ chanh làm nước giải khát gia tăng. Chính vì vậy, hiện giá chanh cũng tăng vọt theo sự biến động của thị trường và có xu hướng tiếp tục tăng trong những ngày tới.

12/04/2013
Trồng Khoai Trên Đất Lúa Trồng Khoai Trên Đất Lúa

Đây là cây cứu cánh của người dân nơi đây. Người tiên phong trồng khoai sáp là ông Nguyễn Văn Thơm. Từ năm 2004 ông chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng khoai, năm nào cũng cho năng suất ổn định từ 1,5 - 1,7 tấn/sào, sau khi trừ chi phí lãi từ 7 - 10 triệu đ/sào.

13/04/2013