Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phòng Chống Dịch Bệnh Gia Súc, Gia Cầm Ngay Từ Cơ Sở

Phòng Chống Dịch Bệnh Gia Súc, Gia Cầm Ngay Từ Cơ Sở
Ngày đăng: 28/05/2014

Tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn Hà Nội đã cơ bản ổn định. Tuy nhiên, việc chủ động các phương án phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm ngay từ cơ sở vẫn là nhiệm vụ quan trọng được các địa phương lưu tâm.

Hà Nội là địa phương có tổng đàn gia súc, gia cầm lớn nhất cả nước với đàn trâu bò có 154.890 con; đàn lợn: 1.380.000 con; đàn gia cầm: 20.836.000 con.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh xảy ra tại các tỉnh, thành lân cận, UBND TP đã chỉ đạo cụ thể các sở, ban, ngành, đơn vị chuyên trách công tác thú y tại các quận, huyện, thị xã. Nhờ đó, trong 4 tháng đầu năm, tỷ lệ gia súc, gia cầm ốm, chết trên địa bàn TP được giữ ở mức thấp; không để xảy ra các dịch bệnh nguy hiểm như dịch tai xanh, bệnh dại ở chó, mèo...

Sở NN&PTNT Hà Nội đã chỉ đạo Chi cục Thú y, UBND các cấp triển khai tiêm phòng đại trà đợt 1. Kết quả tiêm phòng các loại vaccine đều đạt từ 72,5 - 124,9% kế hoạch 6 tháng. Công tác vệ sinh tiêu độc được các địa phương thực hiện đúng thời gian, kỹ thuật…

Ngoài những mặt đã làm được, công tác phòng, chống dịch trên đàn gia súc, gia cầm của TP vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Trên địa bàn TP đã xuất hiện một số ổ dịch nghi cúm gia cầm (xảy ra tại 7 hộ chăn nuôi thuộc 5 xã của huyện Sóc Sơn, Thanh Trì và Thạch Thất), dịch lở mồm long móng (xảy ra tại nhiều hộ thuộc 8 xã của huyện Phúc Thọ, Ba Vì và thị xã Sơn Tây).

Để thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch trên đàn gia súc, gia cầm trong quý II và cả năm 2014, các địa phương đã chủ động đề ra nhiều giải pháp. Tại Thanh Trì, cán bộ chuyên trách thú y của xã thường xuyên theo dõi tình hình dịch bệnh để kịp thời tổ chức khoanh vùng, cách ly khi có dịch. Tại Sóc Sơn đã triển khai tiêm 21.100 liều vaccine phòng dại trên tổng đàn chó, mèo (khoảng 29.000 con), hiện đang tiếp tục rà soát để tiêm bổ sung.

Ông Chu Phú Mỹ - Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội yêu cầu các địa phương tăng cường phòng, chống dịch bệnh ngay tại cơ sở. Đồng thời, kiến nghị, UBND TP có văn bản sớm chỉ đạo chính quyền các cấp chủ động trích quỹ phòng chống dịch để mua vaccine dại tiêm phòng cho đàn chó, bởi lượng vaccine được TP cấp mới chỉ đảm bảo 50% tổng đàn chó được thống kê hồi tháng 5/2013. Bên cạnh đó, UBND TP cần có kế hoạch hỗ trợ kịp thời những hộ chăn nuôi về vật tư, vaccine, hóa chất cần thiết khi xảy ra dịch bệnh.


Có thể bạn quan tâm

Gà Ta Gò Công Được Bao Tiêu Với Giá Cao Gà Ta Gò Công Được Bao Tiêu Với Giá Cao

Hợp tác xã (HTX) Chăn nuôi – Thủy sản Gò Công (Thị xã Gò Công, Tiền Giang) đã được Công ty TNHH San Hà (Tp. Hồ Chí Minh) ký hợp đồng bao tiêu toàn bộ sản phẩm gà ta “Gò Công” chăn nuôi theo quy trình an toàn với giá 60.000 đồng/kg đối với gà trống và 75.000 đồng/kg đối với gà mái. Với mức giá trên, hộ xã viên nuôi 1.000 con gà ta Gò Công sẽ thu lãi 30 triệu đồng sau chu kỳ 3 tháng nuôi.

05/08/2013
Hiệu Quả Từ Chuyển Dịch Cơ Cấu Cây Trồng Ở Chư Pah (Gia Lai) Hiệu Quả Từ Chuyển Dịch Cơ Cấu Cây Trồng Ở Chư Pah (Gia Lai)

Tác động của thời tiết nắng nóng kéo dài đã làm gần 190 ha cây trồng vụ Đông Xuân 2012-2013 trên địa bàn huyện Chư Pah (Gia Lai) bị hạn; trong đó 30 ha bị mất trắng, số còn lại đang dần phục hồi. Theo Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Pah - ông Phạm Minh Châu, diện tích cây trồng bị hạn vụ sản xuất năm nay giảm nhiều so với năm 2010 trở về trước.

23/04/2013
Triển Vọng Nghề Nuôi Dế Ở Thái Bảo Triển Vọng Nghề Nuôi Dế Ở Thái Bảo

Khi áp lực về việc làm tăng cao, cùng với các loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm phát sinh khó kiểm soát, các hộ dân của xã Thái Bảo, huyện Gia Bình đã đưa con dế vào nuôi thử nghiệm, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra cơ hội mới trong phát triển kinh tế của nông dân.

18/06/2013
Gần 800 Hécta Bắp Không Hạt Gần 800 Hécta Bắp Không Hạt

Ông Trần Lâm Sinh, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Đồng Nai cho biết, tính đến thời điểm này, toàn tỉnh Đồng Nai đã phát hiện ra gần 800 héc ta bắp không hạt, tập trung chủ yếu ở các huyện: Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, Long Thành và TX. Long Khánh với mức độ thiệt hại từ 30 - 60%.

05/08/2013
Nghề Đặt Trúm Bắt Lươn Phát Triển Mạnh Ở Cà Mau Nghề Đặt Trúm Bắt Lươn Phát Triển Mạnh Ở Cà Mau

Toàn tỉnh Cà Mau hiện có trên 1.200 hộ dân phát triển nghề đặt trúm truyền thống. Đây là nghề ra đời và tồn tại hàng trăm năm nay.

24/09/2012