Phát Triển Mô Hình Sản Xuất Và Tiêu Thụ Chè An Toàn

Sáng 5/11, tại xã Ba Trại, huyện Ba Vì, Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội đã tổ chức Hội thảo Hợp tác 4 nhà về đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè sạch, an toàn.
Năm 2013, Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội đã triển khai xây dựng 5 mô hình sản xuất và tiêu thụ chè an toàn với diện tích 185ha, trong đó, trồng mới 50ha, thâm canh chè an toàn 70ha, thâm canh chè VietGAP 20ha, áp dụng tiến bộ KHKT 20ha, mô hình trồng thay thế 25ha tại 7 xã thuộc 4 huyện (Ba Vì, Sóc Sơn, Quốc Oai và Chương Mỹ).
Hiện, các vườn, đồi chè đều giảm được chi phí sản xuất, giảm lượng thuốc BVTV, năng suất tăng 8 - 10%/năm, giá trị sản phẩm tăng 15- 20%/năm. Năng suất chè khô trung bình đạt 1,8 – 2,8 tấn/ha/năm; Giá trị sản phẩm trung bình đạt 100 – 108.000 đồng/kg cho hiệu quả kinh tế đạt trung bình từ 120 – 200 triệu đồng/ha/năm. Đồng thời, Trung tâm phối hợp với Chi cục BVTV TP và Trung tâm Chứng nhận phù hợp QUACERT cấp giấy chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP cho 10ha chè Ba Trại.
Có thể bạn quan tâm

Ông Huỳnh Văn Hải, Tổ trưởng Tổ giám sát HTX nuôi trăn đất ở xã Hiệp Lợi, TX.Ngã Bảy (Hậu Giang), cho biết: Do biến động của thị trường nên giá trăn đất đã sụt giảm mạnh. Hiện tại giá chỉ còn 265.000 đồng/kg (loại 5 kg/con trở lên), so với cùng kỳ thấp hơn 60.000-100.000 đồng/kg.

Nguyên nhân khiến cho giá hạt tiêu tăng cao trong thời gian gần đây là do hạt tiêu Việt Nam đã xuất khẩu vào hầu hết các nước trên thế giới như Hoa Kỳ, Singapore, Ấn Độ hoặc những thị trường có mức tăng trưởng nhập khẩu cao gần đây như Pakistan, Thái Lan, Malaysia, Pháp...

Ngày 11/8, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Cà Mau phối hợp với các đơn vị, chính quyền địa phương tổ chức thả cá giống tái tạo nguồn lợi thuỷ sản tại các xã nội đồng của huyện U Minh, Trần Văn Thời, Thới Bình. Chương trình được thực hiện theo dự án tái tạo thả bổ sung giống thủy sản tại một số cửa sông ven biển tỉnh Cà Mau.

Thực hiện chương trình nông thôn mới, đến nay bộ mặt nông thôn của xã Yên Đức (Đông Triều - Quảng Ninh) có sự đổi thay nhanh chóng với các tuyến đường bê tông liên thôn, xóm, nhiều nhà cao tầng khang trang, hiện đại được xây dựng, đời sống người dân ngày càng được nâng lên.

Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, tôm tạp chất thật sự trở thành gánh nặng, tiềm ẩn nhiều rủi ro và khiến họ phải tốn thêm những khoản chi phí phát sinh không đáng có để xử lý cho tôm sạch. Để tránh rủi ro và giữ uy tín, chất lượng cho con tôm Việt Nam, những năm qua, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo cấp khu vực và đề ra khẩu hiệu: “Doanh nghiệp nói không với tôm tạp chất”.