Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lào Cai Tránh Rét Cho Đầu Cơ Nghiệp

Lào Cai Tránh Rét Cho Đầu Cơ Nghiệp
Ngày đăng: 06/02/2015

Dù đã áp dụng các biện pháp như dự trữ thức ăn, che chắn chuồng trại để phòng, chống đói, rét cho gia súc nhưng do rét đậm, rét hại kéo dài kèm theo mưa tuyết nên nguy cơ đàn gia súc chết rét vẫn hiện hữu. Đó là lý do để bà con các thôn, bản vùng cao của huyện Sa Pa (Lào Cai) đưa trâu xuống các xã vùng thấp tránh rét.

Có mặt tại khu vực “tập kết” gia súc của người dân Sa Pa tại xã Cốc San (Bát Xát), chúng tôi gặp anh Lò Díu Vần, thôn Vù Lùng Sung, xã Trung Chải khi anh đang lúi húi trong lều tạm với đủ những thứ lỉnh kỉnh như cửa hàng vật liệu xây dựng vậy. Theo anh Vần, đó là những thứ cần thiết để phục vụ sinh hoạt và “thiết bị tránh rét” cho đàn trâu của gia đình. Hiện cả gia đình anh Vần cũng đang “như ngồi trên đống lửa” bởi đã lùa đàn trâu xuống vùng thấp, nhưng mùa đông còn dài, rét đậm, rét hại với mức độ khắc nghiệt hơn thì đàn trâu chưa hẳn đã an toàn.

Có mặt tại khu vực Km 11 đến km14, Quốc lộ 4D thuộc địa phận ráp ranh giữa xã Cốc San và Tòng Sành (Bát Xát) vào ngày cuối tháng 1, chúng tôi nhận thấy bên các cánh rừng tái sinh là hàng chục túp lều dựng tạm làm chỗ nghỉ của những gia đình đưa trâu đi tránh rét. Gọi là lều nhưng kỳ thực chỉ là một tấm bạt và 2 cột chống, dây buộc bốn góc, chỗ ngủ có thể là đệm rơm hoặc “giường tự chế” có chôn 4 cọc gỗ, dát giường là các cây, que kiếm quanh đó.

Ở lưng một vạt dốc, cách lều của anh Vần không xa là khu tập trung của 7 gia đình đến từ xã Sa Pả, họ vừa chăn thả trâu, vừa có nghề phụ là phơi, xay sắn. Năm nào những hộ này cũng chuyển trâu tới đây từ khá sớm, nếu chỉ có chăn trâu thì quá lãng phí nhân lực và họ đã mượn, thuê đất để trồng sắn từ cách đây vài tháng.

Cũng may là mùa tránh rét lại trùng với vụ thu hoạch sắn, vậy nên hầu hết đi theo đàn trâu là thành viên của cả gia đình. Thông thường, những gia đình thân tộc hoặc cùng thôn, bản sẽ ở chung một khu vực, cùng chăn thả trâu, cùng lao động. Cảnh xa nhà nên họ càng đoàn kết hơn trong mọi công việc, nhất là việc đảm bảo an ninh trật tự cho mình.

Anh Lò Díu Vần tâm sự rằng, cảnh sinh hoạt tạm giữa đồi núi, thiếu đủ thứ nên rất vất vả. Nhưng đó là cách bảo vệ “đầu cơ nghiệp” tốt nhất. Mới chớm vụ rét đã có trâu chết nên các hộ càng lo lắng mà di chuyển đàn trâu sớm hơn.

Để di chuyển đàn trâu xuống vùng thấp không hề dễ, theo anh Vần, chuyển trâu đi xa nhà rất tốn kém, gây xáo trộn trong sinh hoạt gia đình và điều đáng lo nhất là hoạt động tái sản xuất tại gia đình bị ngừng trệ. Đi theo anh Vần là vợ và gia đình mấy người anh em, họ hàng, nhà nào cũng chỉ để một người lớn ở lại trông nhà, trong khi chính người này cũng liên tục phải di chuyển bằng xe máy để tiếp phẩm, chuyển các vật dụng cần thiết.

Vấn đề các hộ lo lắng nhất là an ninh trật tự, gần đường nên “đầu cơ nghiệp” có thể bị kẻ gian bắt trộm bất cứ lúc nào. Vậy là ban ngày người đi chăn đã không thể lơ là, đêm đến mọi người cắt cử nhau thức đêm canh gác và đốt lửa cho đàn trâu trong những ngày nhiệt độ xuống quá thấp.

Thời tiết mỗi năm lại phức tạp hơn, những kinh nghiệm dân gian không còn mấy tác dụng, trong khi mỗi lần lùa trâu đi tránh rét cần nhiều thời gian, nên hầu hết các hộ dân Sa Pa đã định cư cùng đàn trâu trong cả mùa đông ở vùng thấp. Để tạo điều kiện cho người dân địa phương, UBND huyện Sa Pa đã gửi công văn đề nghị huyện Bát Xát phối hợp giúp đỡ đồng bào Sa Pa.

Hiện các cơ quan chuyên môn của huyện Bát Xát, chính quyền xã Tòng Sành, Cốc San (Bát Xát) liên tục cử cán bộ nắm tình hình, hỗ trợ và tuyên truyền cho những hộ dân huyện Sa Pa đang có mặt trên địa bàn thực hiện biện pháp đảm bảo an ninh, kiểm soát dịch bệnh và sẵn sàng ứng phó với mọi tình có thể xảy ra.

Ông Nguyễn Viết Hợp, Chủ tịch UBND xã Cốc San (Bát Xát) cho biết: Hiện, gia súc “tạm trú” trên địa bàn xã chủ yếu đến từ xã Trung Chải, Sa Pả, số lượng khoảng 100 con. Đến nay, chưa phát hiện gia súc di cư bị chết rét, dịch bệnh và cũng chưa có vụ việc nào liên quan đến mất an ninh trật tự.

Chúng tôi nán lại lưng đèo Quốc lộ 4D khi trời đã nhá nhem tối. Những người đàn ông khỏe mạnh bắt đầu lùa đàn trâu về bãi nghỉ, trong khi một số phụ nữ vội vàng thu sắn vào bao.

Chị Lò Thị Sú, xã Sa Pả chia sẻ: Đi tránh rét cho trâu vất vả lắm, nhưng trong khó khăn mới thấy mọi người đoàn kết, giúp đỡ và yêu mến nhau nhiều hơn. Trâu là tài sản lớn, là sức kéo, là niềm hy vọng về sự sinh sôi, phát triển của nhiều gia đình vùng cao. Bởi vậy mà nhiều người coi việc bảo vệ gia súc cũng giống như bảo vệ một phần cơ thể của mình vậy.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu quả mô hình nuôi gà thả vườn an toàn sinh học Hiệu quả mô hình nuôi gà thả vườn an toàn sinh học

Nhằm khuyến khích bà con nông dân phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, ổn định và bền vững, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tuyên Quang phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Yên Sơn thực hiện mô hình nuôi gà thả vườn an toàn sinh học tại xã Mỹ Bằng (Yên Sơn). Đến nay bước đầu mô hình đã đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực.

01/09/2015
Phát triển chăn nuôi bò vỗ béo - Hướng đi mới cho người chăn nuôi Phát triển chăn nuôi bò vỗ béo - Hướng đi mới cho người chăn nuôi

Trong những năm qua, nông dân trên địa bàn huyện Phú Bình (Thái Nguyên) đã áp dụng tiến bộ khoa học vào chăn nuôi bò vỗ béo nhưng với phương thức đơn giản như nuôi từ lúc bò mẹ đẻ ra đến lúc thịt, một số khác thì mua bò, bê về nuôi chăn thả, tận dụng nguồn cỏ tự nhiên và phụ phẩm của ngành trồng trọt, có bổ sung thức ăn tinh nhưng với một phần nhỏ, chủ yếu là ngô, cám gạo cho nên chưa khai thác hết tiềm năng tăng trọng của bò khi đưa vào vỗ béo. Hơn nữa, thời gian nuôi còn kéo dài nên hiệu quả chưa cao.

01/09/2015
Khơi dậy tiềm năng kinh tế của đất giồng cát Khơi dậy tiềm năng kinh tế của đất giồng cát

Tiểu Cần (Trà Vinh) là huyện có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là cây lúa, với diện tích đất tự nhiên trên 22.000ha, trong đó đất nông nghiệp có hơn 19.000ha, riêng đất trồng lúa trên 13.400ha. Ngoài ra trên địa bàn còn có một số diện tích đất giồng cát tập trung ở các xã Hiếu Tử, Hiếu Trung, Phú Cần và Long Thới. Nhân dân sinh sống trên đất giồng cát theo tập quán lâu đời thường tr

01/09/2015
Cây trồng biến đổi gen cần sớm được triển khai trên diện rộng Cây trồng biến đổi gen cần sớm được triển khai trên diện rộng

Bà con nông dân đánh giá cao cây trồng biến đổi gen nhờ những đặc tính vượt trội do đó cần sớm được triển khai rộng rãi.

01/09/2015
Hà Nội quy hoạch phát triển sản xuất lúa theo hướng bền vững Hà Nội quy hoạch phát triển sản xuất lúa theo hướng bền vững

Đến năm 2020, Hà Nội sẽ duy trì được khoảng 80% mức tự túc lương thực, trong đó, vùng nông thôn đạt 100%, vùng nội thành đạt trên 60%.

01/09/2015