291 Gia Súc Mắc Bệnh Lở Mồm, Long Móng

Từ khi bùng phát các ổ dịch lở mồm, long móng (LMLM) đến nay, trên địa bàn huyện Mường Khương (Lào Cai) đã có 65 con gia súc bị chết phải tiêu hủy.
Được biết, các ổ dịch LMLM xuất hiện vào đầu tháng 12/2014 tại địa bàn 3 xã: Dìn Chin, Pha Long và Tả Ngài Chồ làm 291 con gia súc mắc bệnh. Tính đến thời điểm này, đã có 65 con gia súc phải tiêu hủy, trong đó có 48 con bò và 17 con lợn.
Để ngăn chặn dịch LMLM lây lan rộng, huyện Mường Khương đã thành lập chốt kiểm dịch tạm thời tại xã Tả Ngài Chồ để kiểm soát, ngăn chặn vận chuyển gia súc, sản phẩm gia súc mẫn cảm với bệnh ra, vào vùng dịch. Bên cạnh đó, Chi cục Thú y hỗ trợ huyện Mường Khương triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch LMLM; khoanh vùng, quản lý, theo dõi số gia súc mắc bệnh; cấp 664 lít hóa chất, 12 kg Cloramin-T, Vikon, thiết bị, máy móc phục vụ công tác phòng, chống dịch; triển khai tiêm phòng 8.482 liều vắc xin tại các xã có gia súc mắc bệnh và các xã giáp ranh.
Hiện, các ổ dịch LMLM ở Mường Khương đã được khống chế, không phát sinh thêm gia súc mắc bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Hai tháng sau khi đưa ra một nghiên cứu về Hội chứng tôm chết sớm (EMS), Chủ tịch Liên minh Nuôi trồng thủy sản toàn cầu (GAA) George Chamberlain cho biết, EMS tiếp tục gây thiệt hại cho tôm nuôi toàn cầu, tuy nhiên, dịch bệnh đã được kiểm soát tốt hơn nhờ những nỗ lực trong việc nghiên cứu và tìm hiểu đại dịch này.

Tổng giá trị xuất khẩu (XK) nhuyễn thể 2 mảnh vỏ trong 4 tháng đầu năm lên hơn 23,4 triệu USD, nhưng con số này vẫn giảm hơn 9% so với cùng kỳ năm 2013.

Cục Chế biến Nông Lâm Thủy sản và Nghề muối (Bộ NN&PTNT) phối hợp với Tổng cục Thủy sản, Hội Nghề cá Việt Nam và Hiệp hội Cá tra Việt Nam vừa tổ chức Hội nghị Phổ biến quy định của các thị trường xuất khẩu thủy sản năm 2014.

Vài năm trở lại đây, nông dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng các mô hình kinh tế mang lại hiệu quả rõ rệt. Mô hình nuôi chim cút của gia đình anh Nguyễn Văn Tình, ở thôn An Bình, xã Gio An, huyện Gio Linh là một minh chứng cho điều đó.

Thống kê của Trạm Thú y huyện, tổng đàn heo hiện có của huyện gần 14.000 con. Nhiều hộ nuôi heo cho biết, thời gian này rất thích hợp cho việc tái đàn để phục vụ thị trường sắp tới. Tuy nhiên, số lượng con giống ở địa phương đang khan hiếm và dự báo sẽ tăng giá, người nuôi sẽ đầu tư chi phí cao, ảnh hưởng đến lợi nhuận khi xuất chuồng.